Cấp độ 1 - Tự kỷ yêu cầu sự hỗ trợ

Cấp độ 1 là mức ít nghiêm trọng nhất, thường được gọi với cái tên chứng tự kỷ nhẹ. Những người này thường bị hạn chế trong các hoạt động giao tiếp và thiếu kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch. 

Khả năng giao tiếp xã hội ở người bị rối loạn phổ tự kỷ nhẹ

Ở cấp độ 1, người mắc chứng tự kỷ có khả năng giao tiếp bằng lời nói. Họ có thể có một số mối quan hệ trong cuộc sống. Tuy nhiên, những người này thường gặp một chút khó khăn trong việc duy trì cuộc trò chuyện. Việc kết bạn có thể không diễn ra một cách dễ dàng và tự nhiên như những người bình thường.

Người mắc chứng tự kỷ ở mức độ 1 ưa thích và thường tuân theo các thói quen đã được thiết lập từ trước. Và không cảm thấy thoải mái với những sự thay đổi hoặc hoạt động bất ngờ. 

Khả năng thiết lập hành vi của người bị tự kỷ nhẹ

Hành vi của người bị tự kỷ cấp độ 1 bị hạn chế, thường là những hoạt động lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, người mắc chứng tự kỷ cấp độ 1 cần rất ít sự hỗ trợ từ người khác. Họ có thể thực hiện được phần đa những công việc, hoạt động thường ngày.

Nguoi-bi-tu-ky-cap-do-1-van-co-the-tu-thuc-hien-nhung-hoat-dong-thong-thuong_11zon.webp

Người bị tự kỷ cấp độ 1 vẫn có thể tự thực hiện những hoạt động thông thường

Cấp độ 2 - Tự kỷ yêu cầu nhiều sự hỗ trợ

Tự kỷ cấp độ 2 là mức độ trung bình, xét theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nhu cầu hỗ trợ của người mắc. Ở cấp độ này, chứng tự kỷ có thể dễ dàng nhận thấy hơn, người mắc bệnh có thể gặp những khó khăn trong giao tiếp và hạn chế về hành vi, cụ thể như sau:

Khả năng giao tiếp xã hội ở người mắc bệnh tự kỷ cấp độ 2

Những người bị tự kỷ cấp độ 2 có hoặc không có khả năng giao tiếp bằng lời nói. Nếu có, cuộc trò chuyện của họ thường rất ngắn hoặc chỉ về 1 chủ đề cụ thể. Trong trường hợp người bệnh tự kỷ muốn duy trì cuộc trò chuyện cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội thì cần có sự hỗ trợ từ người khác.

Khả năng thiết lập hành vi của người bệnh tự kỷ cấp độ 2

Hành vi của những người mắc chứng tự kỷ cấp độ 2 có thể gặp nhiều khó khăn và thiếu linh hoạt hơn rất nhiều so với cấp độ 1. Hoạt động phi ngôn ngữ của người bệnh thường bị giới hạn/lặp đi lặp lại nhiều lần. Cụ thể như sau:

  • Không nhìn ai đó khi đang nói chuyện với họ. 
  • Không giao tiếp nhiều bằng mắt. 
  • Không thể hiện cảm xúc qua giọng nói hoặc nét mặt.

Những người mắc chứng tự kỷ cấp độ 2 cần được can thiệp nhiều hơn tự kỷ cấp độ 1 về hành vi và giao tiếp xã hội. Người bệnh thường thực hiện theo những quy trình hoặc thói quen mà họ lặp lại nhiều lần. Và nếu điều này bị gián đoạn, họ sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu.

Nguoi-mac-chung-tu-ky-cap-do-2-se-cam-thay-kho-chiu-voi-nhung-hoat-dong-bat-ngo_11zon.webp

Người mắc chứng tự kỷ cấp độ 2 sẽ cảm thấy khó chịu với những hoạt động bất ngờ

Cấp độ 3 - Tự kỷ yêu cầu rất nhiều sự hỗ trợ

Tự kỷ cấp độ 3 là dạng rối loạn phát triển thần kinh nghiêm trọng nhất. Những người mắc chứng tự kỷ ở cấp độ này thường thể hiện những khó khăn rõ rệt về giao tiếp và các kỹ năng xã hội. Cụ thể như sau:

Khả năng giao tiếp xã hội ở người bệnh tự kỷ cấp độ 3

Hầu hết các trường hợp mắc chứng tự kỷ cấp độ 3 không thể giao tiếp bằng lời nói hoặc có thể nhưng chỉ sử dụng được 1 vài từ cơ bản. Rất hiếm khi người bệnh bắt đầu 1 cuộc trò chuyện, họ thường có cách tiếp cận khác thường như nhìn chằm chằm, chỉ tay,... về đồ vật mình muốn.

Khả năng thiết lập hành vi của người bệnh tự kỷ cấp độ 3

Những người mắc chứng tự kỷ cấp độ 3 cũng có nhiều hành vi hạn chế hoặc lặp đi lặp lại gây cản trở các hoạt động và phiền nhiễu tới người khác.

Ngoài ra, những đối tượng này thường khó thích nghi với những hoạt động bất ngờ. Người bệnh có thể bị nhạy cảm quá mức với âm thanh. Người bệnh gặp nhiều hạn chế về những hành vi như đung đưa, lắc lư, xoay tròn đồ vật,...

Chính vì thế, những người bị tự kỷ cấp độ 3 cần sự hỗ trợ rất nhiều để có thể học hỏi các kỹ năng xã hội quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

Nguoi-bi-tu-ky-cap-do-3-can-rat-nhieu-su-ho-tro-trong-cuoc-song_11zon.webp

Người bị tự kỷ cấp độ 3 cần rất nhiều sự hỗ trợ trong cuộc sống 

Biện pháp điều trị chứng rối loạn tự kỷ

Dựa vào mức độ của tự kỷ mà bác sĩ sẽ hướng dẫn những cách khắc phục sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Các phương pháp thường được áp dụng bao gồm: Phương pháp aba, can thiệp hành vi chuyên sâu elbi, huấn luyện phản ứng,... Vì thế, để giúp người bệnh có thể cải thiện và kiểm soát hành vi tự kỷ một cách tốt nhất, gia đình hãy đưa họ đến gặp bác sĩ/chuyên gia để được can thiệp ngay.

Ngoài ra, một số biện pháp đơn giản mà gia đình có thể áp dụng để khắc phục cho người bệnh tự kỷ ngay tại nhà, bao gồm: 

Trị liệu bằng cách chơi cùng người bệnh tự kỷ 

Vừa học vừa chơi là phương pháp trị liệu mang lại hiệu quả cao nhất. Với mục tiêu vừa vui chơi vừa xây dựng kỹ năng giao tiếp, phương pháp này sẽ giúp trẻ tự kỷ thích nghi nhanh hơn với các hoạt động mới lạ và trò chơi tập thể.

Gia đình có thể bắt đầu bằng những trò chơi đơn giản như: Thổi bong bóng, chơi cầu trượt, chui qua ống,...

Trị liệu bằng giọng nói cho người mắc chứng tự kỷ

Một cách đơn giản nhất đó là trò chuyện mỗi ngày cùng người bị tự kỷ. Nếu kiên trì áp dụng thì khả năng ngôn ngữ của người bệnh cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Ngoài ra, gia đình có thể cho người mắc chứng tự kỷ đọc những cuốn sách ít chữ, nhiều hình ảnh. Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng và mang lại hiệu quả cao.

Trị liệu bằng cách vận động cùng người bị tự kỷ

Cùng người bệnh tự kỷ thực hiện các bài tập vận động như: Nhảy dây, chạy bộ, bơi lội,... Những hoạt động này không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện sự nhanh nhạy trong cả hành vi và giao tiếp.

Van-dong-cung-nguoi-mac-chung-tu-ky-la-phuong-phap-mang-lai-hieu-qua-cao.webp

Vận động cùng người mắc chứng tự kỷ là phương pháp mang lại hiệu quả cao

Bên cạnh các biện pháp can thiệp bởi bác sĩ và trị liệu tại nhà thì cha mẹ nên kết hợp với các thảo dược giúp tăng cường sức khỏe não bộ, từ đó cải thiện nhanh chóng triệu chứng tự kỷ. Đồng thời giúp người bệnh tự kỷ học tập hiệu quả hơn. Tiêu biểu trong số đó là thảo dược đinh lăng. Thảo dược này đã được nghiên cứu bởi Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM cho kết quả như sau: Tăng kích thích hoạt động não bộ, chống oxy hóa và nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó thúc đẩy khả năng và mong muốn giao tiếp xã hội cũng như cải thiện hành vi tự kỷ. 

Để mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng tự kỷ cao hơn, gia đình có thể tham khảo các sản phẩm chứa cao đinh lăng kết hợp với thảo dược thăng ma, ginkgo biloba và các vi chất, dinh dưỡng tốt cho não.

Trên đây là những thông tin cần biết về những đặc điểm khác nhau về giao tiếp và hành vi của 3 mức độ của rối loạn phổ tự kỷ. Để khắc phục tốt cho người bệnh tự kỷ cũng như rút ngắn thời gian trị liệu, gia đình cần chú ý đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường và sử dụng thêm thảo dược đinh lăng. 

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về rối loạn phổ tự kỷ, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận số điện thoại ở phía dưới để được giải đáp cụ thể hơn.

Tài liệu tham khảo

https://www.lanermc.org/community/lane-health-blog/the-3-levels-of-autism-explained 

https://www.everydayhealth.com/autism/types/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/325106