Đinh lăng – Từ một vị thuốc quý trong dân gian

Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms thuộc họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây đinh lăng được Hải Thượng Lãn Ông – nhà đại danh y của dân tộc ta ví như “nhân sâm của người nghèo”. Có tên gọi như vậy vì đinh lăng là dược liệu quý với tác dụng bồi bổ sinh lực và trí lực.

Ở nước ta, đinh lăng có từ lâu và được trồng phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, thuốc, gia vị. Trong cuộc sống thường ngày, lá đinh lăng được dùng như rau sống hoặc có thể ăn kèm với món gỏi cá.

Đinh lăng - Cây thuốc quý trong dân gian

Theo y học cổ truyền thì rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, giúp thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh lăng đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc với nhiều công dụng khác nhau.

Đến những lợi ích tuyệt vời với các trẻ rối loạn phát triển

Với những tác dụng tích cực được thể hiện trên lâm sàng qua bao thế kỷ trong y học cổ truyền, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu về tác dụng của đinh lăng ở các góc độ khác nhau. Một số nghiên cứu cụ thể như sau:

Nghiên cứu của GS Ngô Ứng Long và cộng sự thuộc Học viện quân y, cây đinh lăng cùng họ với nhân sâm. Theo đó, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:

  • Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, beta và giảm tỉ lệ sóng delta; tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với kích thích ánh sáng.
  • Tăng nhẹ quá trình hưng phấn.
  • Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện nhằm đáp ứng với các kích thích bên ngoài.

Nhìn chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn. Với các trẻ rối loạn phát triển, điều này sẽ giúp cải thiện khả năng học tập, tăng cường trí nhớ, tính tập trung, phản xạ, từ đó đẩy nhanh quá trình can thiệp và nâng cao hiệu quả trị liệu. Trên thực tế, lợi ích này được rất nhiều chuyên gia đánh cao bởi nguyên nhân sâu xa hình thành các rối loạn phát triển ở trẻ em là do: Khả năng dẫn truyền thần kinh không hiệu quả, tuần hoàn máu lên não kém và thiếu dinh dưỡng thiết yếu cho tế bào não. Bên cạnh đó, suy giảm chất dẫn truyền thần kinh còn làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng não, gây ra những rối nhiễu tâm lý, giảm tiếp nhận thông tin có thể ảnh hưởng đến lời nói và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy, đinh lăng được coi như một dược liệu “vàng” giúp tác động đến các chức năng cơ bản của não bộ mà vẫn đảm bảo an toàn.

Đinh lăng hỗ trợ cải thiện các rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ

Đinh lăng hỗ trợ cải thiện các rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ

Ngoài ra, cũng trong nghiên cứu của GS Long, trong rễ đinh lăng còn có chứa nhiều saponin giống như sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin thiết yếu và không thể thay thế như cystein, methionin, rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Dành 7 năm nghiên cứu về cây thuốc này, TS Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự tại Trung tâm Sâm và dược liệu TP. HCM cũng đã có những phát hiện rất thú vị xung quanh tác dụng dược lý của đinh lăng. Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả, đinh lăng có tác dụng tăng thể lực, kích thích các hoạt động não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, tăng miễn dịch. Như vậy, đinh lăng giúp làm dịu tinh thần, giảm trạng thái căng thẳng, mệt mỏi cho trẻ, đặc biệt ở những trường hợp tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý.