Ths Thành Ngọc Minh, Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thị Hồng Thúy - Khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung Ương

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: 

Rối loạn tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ em, xuất hiện ở lứa tuổi nhỏ và kéo dài nhiều năm. Rối loạn này biểu hiện ở những mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng trong 3 lĩnh vực: suy giảm tương tác xã hội; suy giảm giao tiếp; hành vi lặp lại, sở thích bị thu hẹp.

Trong những năm gần đây các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ mắc rối loạn tự kỷ có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC) năm 2009 tại Mỹ, tỷ lệ tự kỷ là 1/110 trẻ sơ sinh sống, tức 6,6%) [6]. Tại Việt Nam hiện chưa có thống kê về tỷ lệ trẻ tự kỷ. Tuy nhiên tại phòng khám Khoa Tâm thần - BV Nhi Trung ương, số lượng trẻ chậm nói có dấu hiệu tự kỷ đến khám tăng lên rõ rệt: năm 2008: 450 trẻ, năm 2009: 950 trẻ, năm 2010: 1972 trẻ, 2012: 2200 trẻ.

Tự kỷ ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của cá nhân, làm giảm khả năng thích nghi, hòa nhập xã hội của trẻ, đồng thời là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Sau khi có một đánh giá toàn diện và thiết lập chẩn đoán, trẻ tự kỷ cần được lên một kế hoạch trị liệu càng sớm càng tốt, bao gồm sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, các chuyên gia như bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm thần, cán bộ tâm lý, cán bộ trị liệu ngôn ngữ, phục hồi chức năng, giáo viên giáo dục đặc biệt... Có rất nhiều biện pháp trị liệu tự kỷ đã được biết đến và thực hành trong nhiều năm qua, ví dụ như phương pháp y sinh học, trị liệu tâm lý giáo dục. Theo quan điểm hiện tại, trị liệu cho trẻ tự kỷ nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tùy theo khả năng, mức độ, giai đoạn và sự tiến triển bệnh của trẻ. Trong đó dùng các sản phẩm hỗ trợ là biện pháp được sử dụng để điều trị các trạng thái tâm lý bất thường kèm theo bệnh, đồng thời tăng cường khả năng học hỏi, ghi nhớ.

Mục đích nghiên cứu:

Vương Não Khang là một sản phẩm thực phẩm chức năng với các thành phần từ tự nhiên giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường điều trị tự kỷ cho trẻ nhỏ. Trẻ mắc rối loạn tự kỷ sử dụng Vương Não Khang có thể giảm các rối loạn kèm theo tự kỷ, nâng cao khả năng học tập, ghi nhớ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của chế phẩm này trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ trên lâm sàng. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng của Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ”. 

Đối tượng nghiên cứu

  • Trẻ được chẩn đoán rối loạn tự kỷ tại khoa Tâm thần, bệnh viện Nhi Trung Ương: dưới 6 tuổi.
  • Trẻ được can thiệp tại khoa Tâm thần - bệnh viện Nhi Trung Ương, cha mẹ đã được hướng dẫn can thiệp sớm tại gia đình.
  • Trẻ không sử dụng bất cứ loại thuốc gì trong thời gian tiến hành nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đối chứng, so sánh trước và sau can thiệp.

Đối tượng nghiên cứu: 100 trẻ dưới 6 tuổi, được chẩn đoán rối loạn tự kỷ, đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm: Nhóm 1 được can thiệp sớm và sử dụng Vương Não Khang theo hướng dẫn sử dụng; Nhóm 2 chỉ can thiệp sớm đơn thuần.

Kết luận: Vương Não Khang là sản phẩm có hiệu quả trong điều trị hỗ trợ ở một số lĩnh vực như: Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động, cơn xung động ở trẻ tự kỷ, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức, giao tiếp cho trẻ.

KẾT QUẢ

1. Đặc điểm của đối tượng tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu

 

Nhóm dùng VNK

Nhóm không dùng VNK

 

P

SL

%

SL

%

Giới

Nam

47

94

42

84

>0.05

Nữ

3

6

8

16

 

Địa chỉ

Nông thôn

23

24

28

56

>0.05

Thành phố

22

44

17

34

Miền núi

5

10

5

10

Tuổi trung bình (tháng)

42 ± 7

41 ± 6

>0.05

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm như giới, địa chỉ, tuổi giữa nhóm trẻ dùng Vương Não Khang và nhóm không dùng Vương Não Khang.

* Điểm số các thang đánh giá

 

Nhóm VNK

Nhóm không VNK

P

Điểm CARS

39.4 ± 2.6

39.8 ± 2.4

>0.05

Điểm tổng DPC - P

53.2 ± 14.7

51.9 ± 16.3

>0.05

RL hành vi phá vỡ

14.9 ± 5.6

14.9 ± 5.6

>0.05

Tự thỏa mãn

18.8 ± 6.7

18.8 ± 6.7

>0.05

RL giao tiếp

7.8 ± 3.6 

7.8 ± 3.6 

>0.05

Lo âu

5.1 ± 2.6

5.1 ± 2.6

>0.05

RL quan hệ xã hội

6.6 ± 3

6.6 ± 3

>0.05

Nhận xét: Cả hai nhóm trẻ tự kỷ đều có điểm số mức độ tự kỷ nặng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm các mục rối loạn hành vi trong các thang đánh giá.

2. Đặc điểm các triệu chứng tự kỷ, các rối loạn đi kèm và thang đánh giá tự kỷ sau theo dõi 3 tháng   

* Thay đổi về cử chỉ giao tiếp sau 3 tháng

 

Nhóm dùng VNK

Nhóm không dùng VNK

P

SL

%

SL

%

Không có cử chỉ

8

16

17

34

 

<0.05

Có cử chỉ

42

84

33

66

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ có cử chỉ giao tiếp ở nhóm dùng Vương Não Khang cao hơn rõ rệt so với nhóm không dùng Vương Não Khang.

* Thay đổi về khả năng hiểu mệnh lệnh sau 3 tháng

 

Nhóm dùng VNK

Nhóm không dùng VNK

P

SL

%

SL

%

Không hiểu

14

28

25

50

 

<0.05

Có hiểu

36

72

25

50

Nhận xét: Nhóm dùng Vương Não Khang sau 3 tháng có tỷ lệ trẻ hiểu mệnh lệnh cao hơn rõ rệt so với nhóm không dùng Vương Não Khang.

* Thay đổi về khả năng nhận biết bộ phận cơ thể sau 3 tháng

 

Nhóm dùng VNK

Nhóm không dùng VNK

P

SL

%

SL

%

Không thay đổi

10

20

20

40

 

<0.05

Tiến bộ nhận biết

40

80

30

60

Nhận xét: Trẻ dùng Vương Não Khang có tiến bộ về nhận biết bộ phận cơ thể cao hơn so với trẻ không dùng Vương Não Khang.

* Thay đổi về triệu chứng cơn xung động, ăn vạ sau 3 tháng

 

Nhóm dùng VNK

Nhóm không dùng VNK

P

SL

%

SL

%

Không thay đổi xung động

11

33.3

19

63.3

 

<0.05

Giảm xung động

22

66.7

11

36.7

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ giảm cơn xung động, ăn vạ cao hơn ở nhóm dùng Vương Não Khang.

* Thay đổi về triệu chứng tăng động sau 3 tháng

 

Nhóm dùng VNK

Nhóm không dùng VNK

P

SL

%

SL

%

Không giảm tăng động

12

28.6

26

68.4

 

<0.05

Giảm tăng động

30

71.4

12

31.6

Nhận xét: Có 71.4% trẻ dùng Vương Não Khang đã giảm các biểu hiện tăng động, trong khi đó ở nhóm không dùng Vương Não Khang tỷ lệ này chỉ là 31.6% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

* Thay đổi về triệu chứng rối loạn cảm giác sau 3 tháng

 

Nhóm dùng VNK

Nhóm không dùng VNK

P

SL

%

SL

%

Không giảm RL cảm giác

15

39.5

15

50

 

>0.05

Giảm RL cảm giác

23

60.5

15

50

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ có cải thiện về các rối loạn cảm giác ở nhóm dùng Vương Não Khang cao hơn so với nhóm không dùng Vương Não khang (60.5% và 50%) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

* Thay đổi về triệu chứng rối loạn giấc ngủ sau 3 tháng

 

Nhóm dùng VNK

Nhóm không dùng VNK

P

SL

%

SL

%

Không giảm RL giấc ngủ

8

19.1

15

60

 

<0.05

Giảm RL giấc ngủ

34

80.9

10

40

Nhận xét: Ở nhóm dùng Vương Não Khang trẻ đã giảm rõ rệt các biểu hiện rối loạn giấc ngủ so với trước (80.9%), còn ở nhóm đối chứng có ít trẻ thay đổi về rối loạn này (40%).

* So sánh thang đánh giá CARS sau 3 tháng

 

Nhóm dùng VNK

Nhóm không dùng VNK

P

Điểm CARS trung bình

37.9  ± 2.9 

38.6  ± 2.6

> 0.05

Nhận xét: Sau 3 tháng cả hai nhóm đều có sự giảm điểm số thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS so với thời điểm ban đầu, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa hai nhóm về việc giảm điểm số này.

Điểm số các thang đánh giá

 

Nhóm VNK

Nhóm không VNK

P

Điểm tổng DPC - P

49.0 ± 15.1

50.6 ± 16.1

>0.05

Điểm tự kỷ

19.7 ± 6.9 

19.2 ± 6.6

>0.05

RL hành vi phá vỡ

9.5 ± 5.2

12.3 ± 5.2

<0.05

Tự thỏa mãn

16.5 ± 6.9

17.5 ± 7.6

>0.05

RL giao tiếp

4.2 ± 2.3 

6.4 ± 3.4 

<0.05

Lo âu

3.1 ± 2.3

4.8 ± 2.3

<0.05

RL quan hệ xã hội

5.1 ± 3.2

6.4 ± 3.1

>0.05

Nhận xét: Điểm số tất cả các điểm số của các mục trong thang DBC - P đều giảm sau 3 tháng ở 2 nhóm. Tuy nhiên, chỉ có các mục: Rối loạn hành vi phá vỡ, rối loạn giao tiếp và lo âu là có sự khác biệt điểm số rõ rệt giữa 2 nhóm.

KẾT LUẬN

Vương Não Khang là sản phẩm có hiệu quả trong điều trị hỗ trợ ở một số lĩnh vực như: Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động, cơn xung động ở trẻ tự kỷ, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức, giao tiếp cho trẻ.

Cần thêm nghiên cứu với cỡ mẫu rộng hơn nhằm đánh giá hiệu quả và các tác dụng không mong muốn của Vương Não Khang.

Tap-chi-Y-hoc-thuc-hanh-so-4-2015-cua-Bo-Y-te-Cong-bo-ket-qua-nghien-cuu-lam-sang-cua-Vuong-Nao-Khang-tai-benh-vien-Nhi-Trung-Uong

Tạp chí Y học thực hành số 4/2015 của Bộ Y tế - Công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang tại bệnh viện Nhi Trung Ương

Chia sẻ của ThS.BS Quách Thúy Minh - Nguyên Trưởng khoa Tâm bệnh, BV Nhi Trung Ương về nghiên cứu Vương Não Khang

Vương Não Khang là một trong số rất ít các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên được tiến hành nghiên cứu lâm sàng trên đối tượng trẻ mắc tự kỷ. Kết quả nghiên cứu cho thấy Vương Não Khang giúp hỗ trợ cho trẻ tự kỷ: Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động, cơn xung động ở trẻ tự kỷ, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức, giao tiếp cho trẻ. Không có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Hy vọng bài viết đã giúp độc giả có thêm thông tin hữu ích và phương pháp hỗ trợ can thiệp tốt cho trẻ. Nếu còn bất kỳ băn khoăn thắc mắc nào hãy để lại thông tin dưới phần bình luận để được tư vấn và giải đáp.