Những biểu hiện của chứng tự kỷ ở thiếu niên

Các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì có thể được nhận biết qua cách giao tiếp có hoặc không qua lời nói, thái độ, hành vi của trẻ. Cụ thể:

Giao tiếp phi ngôn ngữ: Là nhóm các dấu hiệu tự kỷ ở thiếu niên thuộc về cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể:

  • Thiếu niên tự kỷ thường né tránh giao tiếp bằng mắt trong các cuộc trò chuyện, đặc biệt là với những người chưa quá quen thuộc. Đây là biểu hiện dễ nhận thấy nhất trong các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì.
  • Các biểu cảm của trẻ tự kỷ ở tuổi dậy thì thường rất hạn chế. Trẻ ít khi hoặc không biết thể hiện cảm xúc qua gương mặt. 

Giao tiếp ngôn ngữ: Là nhóm các dấu hiệu tự kỷ ở thiếu niên thuộc về giao tiếp bằng lời nói. 

  • Giọng nói của trẻ thường không nhấn nhá hoặc nói bằng giọng gió.
  • Trẻ tự kỷ ở tuổi dậy thì thường gặp khó khăn trong các cuộc trò chuyện giữa 2 người. Trong các cuộc trò chuyện 1-1, trẻ chỉ tập trung nói về một chủ đề và thường tranh phần nói và trả lời của người còn lại.
  • Trong những cuộc giao tiếp, thiếu niên tự kỷ chỉ muốn nói về duy nhất chủ đề mà mình đang quan tâm, không muốn nói về các vấn đề khác.
  • Trẻ ở tuổi dậy thì mắc chứng tự kỷ thường chỉ hiểu và làm theo các yêu cầu theo đúng nghĩa đen. Ví dụ nếu cha mẹ yêu cầu trẻ trông chừng một quả bóng, trẻ sẽ ôm quả bóng trong tay không rời mắt.
  • Các từ ngữ trẻ sử dụng thường khó hiểu, tối nghĩa.

Hành vi: Là nhóm các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì bao gồm các hành vi của trẻ tự kỷ trong cuộc sống hàng ngày.

  • Trẻ trong tuổi dậy thì mắc chứng tự kỷ thường thích dành thời gian một mình hơn với bạn bè hay người thân. 
  • Dấu hiệu tự kỷ ở thiếu niên thường thể hiện ở thái độ gay gắt khi bạn bè không chơi theo đúng luật hay như mong muốn của trẻ.
  • Trẻ không thích kết bạn và gặp khó khăn trong tạo dựng các mối quan hệ xã hội. Đây là dấu hiệu tự kỷ ở thiếu niên thường gặp và phổ biến nhất. 
  • Trong quá trình giao tiếp thường đứng rất gần người đối diện bởi trẻ tự kỷ tuổi thiếu niên thường không có khái niệm rõ ràng về không gian cá nhân. 

Trẻ tự kỷ ở tuổi dậy thì thường thích ở một mình

Trẻ tự kỷ ở tuổi dậy thì thường thích ở một mình

Sự khác biệt giữa tự kỷ trong tuổi dậy thì ở nữ giới và nam giới

Nghiên cứu SSC (Simons Simplex Collection) của tổ chức Simons đã thu thập hơn 2600 mẫu gen của các gia đình có con mắc chứng tự kỷ để đưa ra kết luận về đặc điểm hành vi và nhận thức của nữ giới và nam giới tự kỷ. Nghiên cứu kết luận rằng, các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì ở nữ giới thường khó phát hiện hơn và dễ bị cha mẹ bỏ qua. 

Tự kỷ ở nữ trong tuổi thiếu niên

Những cô gái thông minh có thể che đậy các triệu chứng tự kỷ một cách dễ dàng. Bởi vậy, trong giao tiếp hàng ngày khó có thể nhận thấy dấu hiệu tự kỷ ở thiếu niên ở những cô gái này. Tuy vậy, các triệu chứng liên quan đến thần kinh khác như e dè trong các mối quan hệ xã hội, hành vi và thái độ gay gắt,.. vẫn có thể được biểu hiện ra bên ngoài. Vì vậy ba mẹ cần gần gũi quan sát con nhiều hơn để sớm phát hiện dấu hiệu tự kỷ ở thiếu niên.

Tự kỷ ở nam thiếu niên

Theo nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ cho thấy cứ 150 trẻ thì có 1 người mắc chứng tự kỷ ở thanh thiếu niên. Và số lượng nam giới tự kỷ thường gấp 4 lần so với nữ giới với 2 lý do chính: 

  • Theo di truyền học, các cô gái ít có khả năng mắc chứng tự kỷ do di truyền hơn các chàng trai.
  • Các bé gái sẽ thường kiểm soát tâm lý tốt hơn, không bộc lộ biểu cảm hành động quá nhiều nên sẽ khó chẩn đoán chứng tự kỷ hơn.

>>> XEM THÊM: Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ - Những kiến thức cơ bản bạn cần biết

Tự kỷ ở thanh thiếu niên gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới

Tự kỷ ở thanh thiếu niên gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới

Nguyên nhân nào gây tự kỷ ở thiếu niên?

Thật khó để đưa ra chính xác lý do gây ra chứng tự kỷ ở thanh thiếu niên. Một số nguyên nhân được các nhà nghiên cứu đưa ra như sau:

  • Yếu tố di truyền: Theo thống kê của Simons Simplex, các gia đình có một trẻ tự kỷ thì khả năng đứa còn lại cũng mắc tự kỷ cao hơn so với các gia đình khác. Các nhà khoa học đã tìm thấy hàng trăm “gen nguy cơ cao” dẫn đến tự kỷ ở thanh thiếu niên. Trong đó cũng có những gen phải kết hợp với yếu tố môi trường mới có biểu hiện bệnh.
  • Rối loạn chức năng não bộ bẩm sinh: Những phụ nữ lớn tuổi hoặc mắc một số chứng nhiễm khuẩn, thiếu chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai thì đứa trẻ sinh ra có khả năng cao bị rối loạn phát triển dẫn đến tự kỷ.  
  • Môi trường sống: Một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên thiếu đi tình yêu thương của người thân, thường xuyên bị bắt nạt cũng có khả năng mắc chứng tự kỷ cao hơn bình thường.

Điều trị bệnh tự kỷ ở thiếu niên

Những trẻ tự kỷ ở lứa tuổi khác nhau sẽ có cách điều trị riêng biệt. Nhìn chung các phương pháp điều trị tự kỷ ở thiếu niên sẽ tập trung vào các mục đích:

  • Giảm thiểu tối đa các dấu hiệu tự kỷ ở thiếu niên.
  • Giúp trẻ tự kỷ trải qua giai đoạn tuổi dậy thì với sự phát triển toàn diện.
  • Xây dựng những mối quan hệ bạn bè xung quanh của trẻ.
  • Giúp trẻ học được cách quản lý, việc thể hiện cảm xúc và hành vi.

Các phương pháp điều trị được sử dụng hiện nay có thể kể đến như:

Phương pháp quản lý hành vi cho trẻ tự kỷ ở tuổi dậy thì

Mục tiêu của phương pháp này là củng cố các hành vi tích cực và giảm tối đa các hành vi tiêu cực. Phương pháp dựa trên nguyên tắc phân tích hành vi của trẻ tự kỷ và tìm ra động cơ sau mỗi hành động. Từ đó tăng cường các yếu tố thúc đẩy hành vi tích cực, hạn chế các yếu tố thúc đẩy hành vi tiêu cực.

Ưu điểm: Thay đổi từ bản chất hành vi của trẻ tự kỷ nên hiệu quả triệt để và hoàn toàn. 

Nhược điểm: Cần thời gian lâu dài để có thể thay đổi những thói quen đã ăn sâu vào tâm trí của trẻ.

Các biện pháp tâm lý giúp trẻ chủ động điều chỉnh hành vi, cảm xúc phù hợp

Các biện pháp tâm lý giúp trẻ chủ động điều chỉnh hành vi, cảm xúc phù hợp

Các hoạt động xã hội cho trẻ tự kỷ ở tuổi thiếu niên

Các hoạt động ngoài trời và thể thao vô cùng cần thiết trong việc cải thiện giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ, đặc biệt là trong độ tuổi thiếu niên. Dưới đây là một số hoạt động giúp trẻ thiếu niên bị tự kỷ học được cách giao tiếp và kiềm chế những cảm xúc tiêu cực, vô lý để hòa nhập với cộng đồng:

  • Các hoạt động trại hè dành riêng cho trẻ tự kỷ sẽ dạy các em một số kỹ năng chăm sóc bản thân và sinh tồn cơ bản.
  • Các trò chơi mang tính tập thể như đá bóng, bóng chuyền cũng có ích trong việc xây dựng tinh thần tập thể cho trẻ thiếu niên tự kỷ. Tuy vậy, trẻ tự kỷ cũng dễ kích động nên các trò chơi phải được giám sát bởi người lớn để ngăn chặn những tình huống quá khích không đáng có.

Các hoạt động vui chơi tập thể giúp trẻ thiếu niên tự kỷ hòa đồng hơn

Các hoạt động vui chơi tập thể giúp trẻ thiếu niên tự kỷ hòa đồng hơn

Hỗ trợ điều trị tự kỷ bằng sản phẩm từ thiên nhiên 

Một số hoạt chất từ thiên nhiên hỗ trợ tăng cường trí óc và hoạt động của não bộ giúp đẩy lùi các dấu hiệu tự kỷ ở thiếu niên an toàn, hiệu quả cũng đang được áp dụng rộng rãi hiện nay. Các hoạt chất này có thể được bổ sung từ các sản phẩm thiên nhiên như coenzyme Q10, chiết xuất bạch quả, thăng ma.

  • Nghiên cứu “bổ sung coenzyme Q10 với mục đích giảm hoạt động của enzyme chống oxy hóa ở trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ” được thực hiện bởi nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng bổ sung coenzyme Q10 có thể cải thiện các dấu hiệu tự kỷ ở thiếu niên như cáu gắt, bồn chồn, ngại giao tiếp,...
  • Tác dụng của coenzyme Q10 sẽ được phát huy tối đa khi kết hợp cùng các dược liệu thiên nhiên như bạch quả, thăng ma. Bạch quả chứa hoạt chất giúp tăng lưu lượng máu lên não, từ đó cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ ở trẻ tự kỷ tuổi thiếu niên. Thăng ma chứa chất an thần thiên nhiên, giúp giảm căng thẳng, hạn chế sự kích động về cảm xúc của trẻ tự kỷ. 

Các vị thuốc từ thiên nhiên với ưu điểm lành tính nhưng lại có nhược điểm là có mùi vị khó sử dụng cho trẻ. Để khắc phục những nhược điểm này, các bậc phụ huynh tìm kiếm sản phẩm dưới dạng kẹo, siro hay cốm sẽ giúp con dễ hấp thu hơn.

Bạch quả giúp tăng khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ

Bạch quả giúp tăng khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ

Sử dụng thuốc trong điều trị chứng tự kỷ ở trẻ dậy thì

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn chứng tự kỷ và tất cả các triệu chứng của bệnh. Cần kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp tâm lý để được kết quả tốt nhất. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị các dấu hiệu tự kỷ ở thiếu niên như:

  • Nhóm thuốc chống loạn thần: Risperidone/Aripiprazole là các thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng về rối loạn tâm thần, tâm trạng như cảm xúc khó chịu ở trẻ thiếu niên tự kỷ.
  • Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Citalopram (Celexa),... có tác dụng khôi phục sự cân bằng serotonin - là một chất tự nhiên trong não, giúp giảm lo âu hay cảm xúc tiêu cực, hạn chế các hành đi không tốt lặp đi lặp lại.

Lưu ý: Cải thiện tự kỷ cần thời gian dài và sử dụng thuốc khoa học theo chỉ định bác sĩ. Tránh tự ý sử dụng thuốc ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.

Cha mẹ cần lưu ý gì khi con ở tuổi dậy thì mắc bệnh tự kỷ?

Phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ ở tuổi thiếu niên cần chú ý một số lưu ý sau để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn.

Không gây áp lực cho con mắc bệnh tự kỷ ở tuổi thiếu niên

Trẻ mắc chứng tự kỷ ở tuổi thiếu niên thường ảnh hưởng đến khả năng học tập và giao tiếp xã hội khiến bậc cha mẹ thường lo lắng và vô tình gây cho con mình nhiều áp lực. Vì vậy, cần đồng hành, thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn mà trẻ tự kỷ ở tuổi thiếu niên gặp phải. Tìm giải pháp phù hợp để giúp con thích nghi dần với cuộc sống và cải thiện khả năng giao tiếp xã hội.

Quan tâm đến vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em tự kỷ ở tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, các cô gái bắt đầu có kinh nguyệt đi kèm sự thay đổi thất thường về tâm lý, cảm xúc. Chàng trai bắt đầu tò mò hơn về giới tính và xuất hiện những ham muốn tình dục. Cha mẹ cần phải hiểu đây là những nhu cầu cơ bản và hướng dẫn cho trẻ tự kỷ tuổi dậy thì những kiến thức cần thiết. Với những vấn đề nhạy cảm, cha mẹ cần chọn cách tiếp cận tinh tế để không làm trẻ tự kỷ cảm thấy khó chịu.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ tự kỷ ở tuổi thiếu niên

Một chế độ dinh dưỡng đặc biệt sẽ giúp cải thiện chức năng não bộ cũng như hoạt động của hệ thống thần kinh ở trẻ tự kỷ. 

  • Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin K, omega 3 giúp tăng cường sức khỏe tế bào thần kinh và não bộ. Từ đó hỗ trợ não điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ.  
  • Tăng cường tiêu thụ kẽm và vitamin C, vitamin A, quả mọng có chứa nitrilosides... giúp hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả hơn.
  • Trẻ tự kỷ thường bị rối loạn đường ruột nên cung cấp thực phẩm giàu probiotic giúp trẻ ổn định tiêu hóa phòng ngừa rối loạn vi khuẩn đường ruột.

Các loại hạt chứa chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ tự kỷ tuổi dậy thì

Các loại hạt chứa chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ tự kỷ tuổi dậy thì

Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ có những kiến thức chi tiết hơn về các dấu hiệu tự kỷ ở thiếu niên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp thêm, xin mời các bạn để lại bình luận hoặc số điện thoại để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Autism in the Teen Years: What to Expect, How to Help | Interactive Autism Network (iancommunity.org)

Autism in Teens: Outward Signs, Diagnosis, and Support (healthline.com)

Autism in Teens: Puberty, Expectations, Symptoms, and Treatments - Autism Parenting Magazine