Cảnh giác với những biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ thực ra chính là một sự suy giảm về tất cả các chức năng của bản thân như: Khả năng đi đứng, khả năng ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ,… Nếu so sánh các chức năng này với bạn bè đồng chang lứa, bạn sẽ thấy trẻ phát triển chậm hơn rất nhiều từ ít nhất từ 3 - 6 tháng.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ biết đi muộn

Biết đi muộn là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển trí tuệ thường gặp. Một số dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết như: 

  • Trẻ chậm biết lẫy ở tháng thứ 4 - 5.
  • Không biết nằm xoay người hay trườn ở tháng thứ 6 - 7.
  • Không ngồi dậy và trườn bò thành thạo ở tháng 8 - 9.
  • Chưa biết tập đứng dậy vào tháng 10 - tròn 1 tuổi.
  • Chưa biết đi khi trẻ đã được 2 tuổi.
  • 3 tuổi vẫn chưa biết chạy nhảy vui chơi một cách thoải mái.

Biết đi muộn là dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

Biết đi muộn là dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường không tập trung, giảm chú ý

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em có thể bắt nguồn từ các khiếm khuyết của não bộ, đôi khi trong đường dẫn truyền xung thần kinh sẽ có một số tín hiệu đi lạc khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ kém tập trung. Có thể phát hiện qua một số đặc điểm sau đây:

  • Trẻ không ngồi yên tại một vị trí hoặc không cố gắng tập trung hoàn thành một vấn đề, nhiệm vụ được giao.
  • Trẻ rất dễ bị những tác động ngoại cảnh làm xao nhãng. Ví dụ, đang học bỗng thấy một chú chim, trẻ sẽ ngừng việc học lại và chỉ ngồi ngắm con vật.
  • Trẻ thường xuyên hay quên như: Quên đồ dùng, quên thời khóa biểu, vừa cầm đồ lên nhưng lại quên mất mình để ở vị trí nào,…
  • Thường làm không đúng bài hoặc lạc đề: Bởi mất tập trung nên trẻ không nắm rõ các thao tác được chỉ dẫn nên khi làm bài thường bị sai.

Trẻ chậm phát triển có trí nhớ kém

Trí nhớ kém là biểu hiện trẻ chậm phát triển xuất phát từ việc thiếu tập trung. Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ có trí nhớ kém ta có thể thấy như:

  • Giảm khả năng ghi nhớ ngắn hạn và lâu dài các bài học.
  • Khó khăn trong việc suy nghĩ ra từ vựng để nói, đột nhiên quên mất một cái tên hoặc từ ngữ nào đó.
  • Thường xuyên đi lạc đường trong quá trình di chuyển.
  • Bỗng dưng quên mất thời khóa biểu và lịch trình học tập.
  • Vừa cất đồ nhưng lại quên ngay vị trí cất ở đâu ngay giây sau đó.

Khả năng ghi nhớ kém là biểu hiện phổ biến của chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em

Khả năng ghi nhớ kém là biểu hiện phổ biến của chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có tư duy chậm

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có chỉ số IQ thấp, suy nghĩ và học hỏi mọi thứ cũng chậm chạp hơn so với bạn bè đồng chang lứa. Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ về tư duy là điều khó có thể tránh khỏi ở khiếm khuyết não bộ. Các biểu hiện về mặt trí óc thường thể hiện nhiều nhất qua quá trình học tập và suy luận logic:

  • Trẻ không có tư duy trực quan và trừu tượng: Khả năng quan sát, bắt chước và mô phỏng lại hành động từ người khác rất kém.
  • Trí óc thiếu đi tính sáng tạo, không tạo ra những điều mới mẻ từ kiến thức được học.
  • Thiếu đi tính logic trong suy nghĩ, không biết suy luận hoặc xâu chuỗi các vấn đề để tìm ra được đáp án. Nhất là trong các môn học khoa học.
  • Khó tiếp thu và hoàn toàn chưa áp dụng được bài học ngay sau khi được giáo viên giảng dạy.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ rối loạn ngôn ngữ

Một trong các biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ nặng chính là rối loạn ngôn ngữ. Cụ thể:

  • Biết nói chậm hơn so với các bạn.
  • Nói ngọng và lặp từ khó hiểu.
  • Kho từ vựng khan hiếm, rất ít từ để sử dụng trong giao tiếp thông thường.
  • Trẻ không thể nghe hiểu người khác nói gì.
  • Sử dụng sai từ ngữ trong các hoàn cảnh và mục đích khác nhau.
  • Không biết cách vận dụng các nhóm cơ và bộ phận tạo âm để phát ra ngữ âm rõ ràng.

Rối loạn ngôn ngữ là biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Rối loạn ngôn ngữ là biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ mắc rối loạn tâm thần

Các biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ thường đi kèm với các rối loạn tâm thần như: Tự kỷ, trầm cảm, tăng động. Bởi trẻ chậm phát triển trí tuệ thường dễ bị tổn thương hoặc tác động bởi nhiều nguyên nhân ngoại cảnh:

  • Biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ tăng động giảm chú ý: Trẻ thừa năng lượng quá nhiều tuy nhiên khả năng tư duy kém, khó kiểm soát được hành vi và dễ bị xao nhãng trong sinh hoạt.
  • Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ gây ra biểu hiện tự kỷ: Trẻ tự kỷ do khuyết tật trí tuệ bẩm sinh, kém thông minh. Tự gò bó và thu mình lại với xã hội, ít nói và ít giao tiếp, có tính cách bốc đồng, khó chịu.
  • Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể bị trầm cảm: Bởi do tinh thần và trí tuệ kém phát triển, trẻ rất dễ bị tổn thương do bạn bè chê cười, ba mẹ la mắng, gây ra bệnh trầm cảm. Với những biểu hiện như suy nghĩ tiêu cực, hay khóc, ít nói, ít giao tiếp.

Cha mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ?

Với mỗi biểu hiện chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em khác nhau mà ta sẽ có cách giải quyết phù hợp như sau: 

  • Sử dụng phương pháp tâm lý học, trị liệu để thay đổi suy nghĩ, hành vi quái đản hay tiêu cực ở trẻ. Đây được xem là cách giải quyết hiệu quả nhất hiện nay. 
  • Tăng khẩu phần ăn dinh dưỡng của trẻ: Bạn nên lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều vitamin, sắt,… như thịt bò, cá, rau xanh.
  • Tạo ra thời khóa biểu hợp lý để trẻ sinh hoạt, học tập có chú ý, vui chơi thoải mái không áp lực, căng thẳng.
  • Cho trẻ sử dụng các loại đồ chơi sáng tạo để kích thích trí não phát triển, tăng khả năng tư duy logic từ khi còn bé.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường phát triển trí tuệ ở trẻ

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường phát triển trí tuệ ở trẻ

Cải thiện trí tuệ của trẻ bằng thảo dược

Để cải thiện các biểu hiện chậm phát triển trí tuệ của trẻ, việc không thể thiếu là bổ sung dưỡng chất ngay từ bên trong cơ thể. Những thảo dược hỗ trợ điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em được nhiều người lựa chọn hiện nay đó là:

  • Đinh lăng: Có tác dụng cải thiện tuần hoàn não, giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc, giảm căng thẳng stress ở trẻ chậm phát triển trí tuệ.
  • Thăng ma: Tăng biên độ và cường độ của sóng não, giúp trẻ nhạy bén hơn với các kích thích ngoại cảnh. Chức năng trên vùng não bộ được đồng bộ hoá, tính tiếp nhận thông tin cũng tốt hơn.
  • Bạch quả: Là loại thảo dược dùng để tăng cường chức năng não bộ, khả năng tập trung, cải thiện tình trạng chậm phát triển trí tuệ. 

Ngoài ra bạn nên lựa chọn loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có các vi chất như: Acid Folic, Coenzyme Q10, Natri Succinate,… Đây là những vi chất rất cần thiết cho quá trình phát triển ở trẻ, thiếu các vi chất này sẽ dẫn đến các rối loạn bên trong cơ thể gây chậm phát triển trí tuệ.

Tất cả các thảo dược và vi chất thiết yếu trên đều có trong sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi trung Ương cho hiệu quả cải thiện rối loạn phát triển ở trẻ rất hiệu quả. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn sử dụng để giúp con được phát triển toàn diện như bạn bè cùng trang lứa.

Thăng ma giúp làm giảm các biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Thăng ma giúp làm giảm các biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Để phục hồi và điều trị các biểu hiện chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em, việc bổ sung dưỡng chất bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thiên nhiên là rất cần thiết, an toàn không gây tác dụng phụ, hiệu quả cao. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng chậm phát triển trí tuệ, hãy bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ ngay để được chuyên gia tư vấn kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/facts-about-intellectual-disability.html
  2. https://www.healthline.com/health/mental-retardation
  3. https://www.millcreekofmagee.com/disorders/intellectual-disability/signs-causes-symptoms/