Chậm phát triển trí tuệ là gì? 

Chậm phát triển trí tuệ là khả năng nhận thức và thích ứng môi trường mới dưới mức trung bình. Tình trạng này thường xuất hiện ở người dưới 18 tuổi và chiếm khoảng từ 2-3% dân số thế giới.

Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các chứng rối loạn tâm thần đã phân loại chậm phát triển trí tuệ thành 5 mức độ dựa vào tình trạng nghiêm trọng, cụ thể như sau: 

Mức độ nhẹ (IQ từ 50 đến 70)

  • Trẻ học chậm hơn bình thường ở bất kỳ lĩnh vực nào.
  • Không có dấu hiệu thể chất bất thường.
  • Có khả năng học tập đạt đến lớp 3-6. 
  • Thực hiện được thành thạo những hoạt động thường ngày.
  • Có khả năng hòa nhập với xã hội.

Mức độ vừa phải (IQ từ 35 đến 49)

  • Có khả năng thực hiện sinh hoạt, chăm sóc cá nhân hàng ngày.
  • Có thể có các dấu hiệu thể chất bất thường.
  • Có khả năng học giao tiếp cơ bản cũng như các kỹ năng mới.
  • Chậm nói đáng chú ý là biểu hiện rõ nhất ở cấp độ này.

Mức độ nặng (IQ từ 20 đến 34) 

  • Chậm học điều mới như biết đi rất muộn,...
  • Cần được hướng dẫn và giám sát từ người khác.
  • Ít hoặc không thể tự giao tiếp.
  • Có thể dạy trẻ các hoạt động hàng ngày nhưng cần lặp đi lặp lại nhiều lần.

Mức độ sâu (IQ dưới 20)

  • Trẻ học rất chậm bất kể lĩnh vực nào một cách đáng chú ý.
  • Không thể tự chăm sóc bản thân kể cả những hoạt động diễn ra thường ngày.
  • Cần sự giám sát chặt chẽ từ người khác.

Mức độ nghiêm trọng (không xác định được IQ) bởi trẻ không có khả năng làm các bài kiểm tra trí thông minh theo tiêu chuẩn.

Cham-phat-trien-tri-tue-la-thuat-ngu-dung-de-chi-tre-co-IQ-duoi-70.webp

Chậm phát triển trí tuệ là thuật ngữ dùng để chỉ trẻ có IQ dưới 70

Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ

Bất kỳ nguyên nhân nào ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ đều có thể dẫn tới hội chứng chậm phát triển trí tuệ. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ bao gồm:

Rối loạn di truyền

Có đến 25-30% nghiên cứu chứng minh rằng trẻ chậm phát triển trí tuệ là do di truyền. Một số trường hợp điển hình như: Bệnh down (do cặp nhiễm sắc thể số 21 có thêm 1 nhiễm sắc thể), Criduchat (do thiếu 1 nhiễm sắc thể số 5),... Ngoài ra, trẻ mắc các rối loạn do nứt cột sống, tràn dịch màng não, rối loạn chức năng tuyến giáp,... cũng có nguy cơ cao bị chậm phát triển trí tuệ.

Các vấn đề khi mang thai

Một số vấn đề có thể cản trở sự phát triển não bộ của thai nhi như mẹ uống rượu bia, sử dụng ma túy, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc tiền sản giật.

Quá trình sinh nở

Trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ nếu trong quá trình sinh trẻ bị thiếu oxy hoặc thiếu tháng.

Bệnh tật hoặc chấn thương

Một số bệnh nhiễm trùng như viêm màng não, ho gà hoặc sởi có thể dẫn đến khuyết tật trí tuệ ở trẻ. Ngoài ra, tổn thương vùng đầu, suy dinh dưỡng nặng, suýt chết đuối cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ. 

Điều kiện tâm lý xã hội

Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ đôi khi là hệ quả của sự thiếu thốn tình cảm, các vấn đề trong gia đình và căng thẳng tâm thần. Một số thống kê cho thấy tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở thành phố luôn cao hơn nhiều so với vùng nông thôn.

Tiếp xúc với thuốc hoặc hóa chất trong thời gian dài

Lạm dụng thuốc lá, chất kích thích kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ thanh thiếu niên. Các chất này cản trở sự dẫn truyền thần kinh và làm hỏng kết nối bên trong não. Từ đó, ảnh hưởng tới não bộ và các vấn đề về khả năng ghi nhớ.

Bao-luc-gia-dinh-doi-khi-cung-la-mot-nguyen-nhan-dan-den-tinh-trang-cham-phat-trien-tri-tue-o-tre.webp

Bạo lực gia đình đôi khi cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau của tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. Những dấu hiệu này có thể xuất hiện trong thời kỳ sơ sinh, hoặc không được phát hiện cho đến khi trẻ bước vào độ tuổi đi học. Một số đặc điểm phổ biến nhất của trẻ chậm phát triển trí tuệ, bao gồm:

  • Sự tiếp thu và học hỏi một điều mới chậm hơn những trẻ cùng độ tuổi khác.
  • Lăn người, ngồi dậy, bò hoặc biết đi muộn hơn nhiều so với mức phát triển đúng của trẻ.
  • Trẻ có thể gặp khó khăn khi nói chuyện và giao tiếp với người khác, kể cả bố mẹ.
  • Mất rất nhiều thời gian để thành thạo những việc đơn giản như tập ngồi bô, mặc quần áo và tự xúc ăn.
  • Khó khăn để ghi nhớ mọi thứ và kiến thức học tập trên lớp.
  • Không thể dự đoán kết quả hay những hậu quả có thể gặp sau một hành động bất kỳ.
  • Dễ cảm thấy giận dữ với mọi việc xung quanh.
  • Không có khả năng tự giải quyết vấn đề hoặc tư duy logic

Đối với chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng hoặc trầm trọng, trẻ cũng có thể kèm theo các vấn đề sức khỏe khác như: Động kinh, co giật , rối loạn tâm thần, suy giảm thị lực hoặc thính giác.

Tre-cham-phat-trien-tri-tue-biet-lan-nguoi-ngoi-day-muon.webp

Trẻ chậm phát triển trí tuệ biết lăn người, ngồi dậy muộn

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

Chậm phát triển trí tuệ không phải là bệnh và không thể chữa khỏi cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, đối với khuyết tật trí tuệ ở mức độ nhẹ (IQ từ 50 đến 70), trẻ có thể đạt được những tiến bộ tích cực nếu được can thiệp sớm và chăm sóc tốt.

Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ cần đảm bảo cung cấp môi trường học tập đầy đủ cùng với phương pháp phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là 4 phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể áp dụng để hỗ trợ ngay tại nhà cho con.

Chia nhỏ nhiệm vụ

Đối với trẻ bị thiểu năng trí tuệ, chia nhỏ nhiệm vụ là phương pháp cần thiết giúp bé học tập nhanh hơn. Bố mẹ có thể giới thiệu và hướng dẫn cách thực hiện từng chuỗi hoạt động ngắn trước khi lắp ghép thành 1 nhiệm vụ hoàn chỉnh. 

Thực hành nhiều hơn

Cho trẻ được thực hành nhiều hơn thay vì những lý thuyết suông. 

Sử dụng hình ảnh dạy học

Trẻ thường có xu hướng tiếp nhận hình ảnh dễ dàng hơn thông tin. Cho nên, bố mẹ có thể lựa chọn sách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ có nhiều tranh ảnh hoặc đồ vật xung quanh để dạy con. Phương pháp này đã được chứng minh là có hiệu quả cao, đặc biệt là khi kết hợp với hỏi đáp đơn giản ngay tại thời điểm đó.

Dạy học thông qua âm nhạc

Âm nhạc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập và phát triển trí não trẻ. Thông qua âm nhạc, bố mẹ có thể dạy con cách hát, cử chỉ, điệu nhảy phù hợp. 

Su-dung-hinh-anh-va-thuc-hanh-nhieu-giup-tre-cham-phat-trien-tri-tue-cai-thien-nhanh-hon.webp

Sử dụng hình ảnh và thực hành nhiều giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ cải thiện nhanh hơn

Cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ

Để cải thiện tình trạng chậm phát triển trí tuệ, việc chăm sóc và dạy dỗ từ bố mẹ là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, quá trình này là không dễ dàng và sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi khả năng tiếp thu, ghi nhớ kém của trẻ. 

Một vài cách chăm sóc cho trẻ chậm phát triển trí tuệ mà bố mẹ có thể áp dụng như:

  • Tích cực dạy con mọi lúc mọi nơi, lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ hình thành thói quen và bắt chước theo.
  • Tương tác, trò chuyện cùng con mỗi ngày thông qua chơi trò chơi, đọc sách, nghe nhạc...
  • Cho trẻ đi học mầm non ngay khi đến tuổi để được tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa, cải thiện khả năng học tập và tư duy.
  • Cho phép trẻ tham gia các hoạt động đội nhóm như: Múa hát, vẽ tranh,... để học thêm những kỹ năng xã hội.
  • Khuyến khích trẻ tự thực hiện các hoạt động thường ngày như đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh,...
  • Khen thưởng, động viên mỗi khi con hoàn thành bất kể một công việc gì.

Sử dụng các biện pháp hỗ trợ

Cải thiện tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ là một điều không hề dễ dàng. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dạy và chăm sóc cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo những biện pháp hỗ trợ khác. 

Một trong những cách được nhiều người quan tâm là thảo dược như: Cao đinh lăng, cao thăng ma, chiết xuất ginkgo biloba. Được nghiên cứu bởi Viện Y học Quân sự Việt Nam và cho kết quả cao trong hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp thu, học tập ở trẻ. 

Ngoài ra, bổ sung các dưỡng chất cho não phát triển như: Acid folic, taurine, coenzyme Q10, vitamin B6, natri succinate giúp trẻ học hỏi nhanh và nhớ lâu hơn.

Bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn thảo dược bởi sự an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả tốt cho quá trình cải thiện hội chứng chậm phát triển trí tuệ. 

Cao-dinh-lang-duoc-nghien-cuu-va-chung-minh-co-kha-nang-ho-tro-tre-cham-phat-trien-tri-tue.webp

Cao đinh lăng được nghiên cứu và chứng minh có khả năng hỗ trợ trẻ chậm phát triển trí tuệ

Đánh giá trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nếu trẻ có những dấu hiệu hoặc bất thường về trí tuệ, hãy đưa con đến chuyên gia nhi khoa để được thăm khám và chẩn đoán.

Tại đây trẻ sẽ được thực hiện những cách đánh giá xác định như:

  • Kiểm tra thính giác, thần kinh để loại trừ khả năng mắc phải tình trạng khác.
  • Bác sĩ sẽ quan sát kỹ năng, hành động của trẻ và so sánh chúng với những trẻ đồng trang lứa. Bao gồm: Cách trẻ ăn, mặc quần áo, giao tiếp và tương tác với gia đình, bạn bè.
  • Thực hiện bài kiểm tra trí tuệ IQ.

Chậm phát triển trí tuệ có thể ngăn ngừa được không?

Chậm phát triển trí tuệ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó một số nguyên nhân có thể ngăn ngừa được. Vì thế, bố mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ nếu nhận biết và phòng ngừa sớm.

Cách phòng ngừa chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bao gồm:

  • Gia đình có tiền sử rối loạn mắc các bệnh như down, criduchat,... thì xét nghiệm di truyền có thể được khuyến khích trước khi mang thai.
  • Phụ nữ có thai không nên uống rượu vì có thể gây ra hội chứng nghiện rượu ở thai nhi, dẫn đến thiếu hụt trí tuệ ở trẻ ngay khi vừa sinh ra. 
  • Chú ý chăm sóc trước khi sinh đúng cách, bổ sung vitamin và phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm cũng có thể làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ.
  • Một số xét nghiệm mà phụ nữ có thai nhất định phải thực hiện như siêu âm và chọc dò màng ối. Các xét nghiệm này có thể hỗ trợ tìm kiếm các vấn đề liên quan đến khuyết tật trí tuệ. 

Kham-dinh-ky-thai-nhi-giup-ngan-ngua-nguy-co-tre-cham-phat-trien-tri-tue.webp

Khám định kỳ thai nhi giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng dễ xuất hiện ở trẻ dưới 18 tuổi và được đặc trưng bởi chỉ số IQ dưới 70. Hội chứng này không phải là bệnh nên không có cách chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm cũng như can thiệp đúng cách, trẻ hoàn toàn có thể cải thiện và hòa nhập tốt với xã hội. 

Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được hỗ trợ giải đáp thêm.

Tài liệu tham khảo

https://www.pediatrics.emory.edu/centers/pehsu/health/mental.html

https://www.webmd.com/parenting/baby/child-intellectual-disability

https://www.healthline.com/health/mental-retardation