Các thuốc điều trị ADHD - tăng động giảm chú ý
Dùng thuốc điều trị tây y là một trong những phương pháp can thiệp cho trẻ ADHD được sử dụng phổ biến hiện nay. Các loại thuốc này sẽ giúp trẻ tăng động giảm chú ý kiểm soát các hành vi và cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân. Một số loại thuốc đã được FDA chấp thuận sử dụng để điều trị ADHD cho trẻ dưới 6 tuổi, bao gồm:
Nhóm thuốc hướng tâm thần
Điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ em bằng thuốc hướng thần vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 80% trẻ ADHD điều trị bằng thuốc hướng thần sẽ cải thiện hành vi rõ rệt.
Có 3 loại thuốc hướng thần phổ biến, cụ thể như sau:
- Methylphenidate: Hoạt động bằng cách tăng cường kích thích não bộ, đặc biệt là những vị trí ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi tăng động và sự thiếu chú ý của trẻ. Thuốc được sử dụng cho người lớn và trẻ từ 5 tuổi trở lên.
- Lisdexamfetamine: Thuốc giúp cải thiện hành vi bốc đồng, thiếu tập trung và được sử dụng cho người lớn, trẻ em từ 5 tuổi trở lên.
- Dexamfetamine: Thuốc hoạt động tương tự như lisdexamfetamine.
Thuốc hướng tâm thần mang lại hiệu quả cao trong điều trị trẻ ADHD
Nhóm thuốc không hướng thần
Điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ em bằng thuốc ức chế tái hấp thu hệ norepinephrine có chọn lọc và thuốc chủ vận alpha-2 cũng là giải pháp thường được các bác sĩ sử dụng. Đây là nhóm thuốc có tác dụng kéo dài lên tới 24 giờ và hiệu quả không kém loại thuốc hướng thần.
- Atomoxetine là thuốc ức chế tái hấp thu hệ norepinephrine có chọn lọc. Thuốc hoạt động bằng cách làm tăng các chất trung gian hóa học trong não, truyền tải thông tin và kiểm soát các hành vi tăng động giảm chú ý. Thuốc được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi.
- Guanfacine là thuốc chủ vận alpha-2, giúp cải thiện tình trạng thiếu tập trung của trẻ tăng động giảm chú ý và thường được sử dụng cho bé từ 5 tuổi trở lên.
Cả 2 nhóm thuốc này đều sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, phổ biến như chán ăn hoặc khó ngủ. Hiệu quả của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa từng trẻ. Một đứa trẻ có thể đáp ứng tốt với loại thuốc này nhưng không tốt với loại thuốc khác.
Các chuyên gia nhi có thể kê đơn các loại thuốc và liều lượng khác nhau để thử mức độ đáp ứng của trẻ. Điều quan trọng là bố mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ định, liều lượng cũng như liệu trình mà bác sĩ kê.
Chỉ dùng thuốc điều trị ADHD khi có chỉ định của bác sĩ
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
Chỉ khi hiểu ADHD là gì, bố mẹ mới biết cách tiếp cận riêng biệt cho con. Hiểu một cách đơn giản thì ADHD là tình trạng rối loạn tâm thần bao gồm các biểu hiện hiếu động quá mức, thiếu tập trung. Vì vậy, bố mẹ cần tập trung dạy trẻ thông qua việc giúp con quản lý hành vi hiệu quả hơn. Dưới đây là 8 biện pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý mà bố mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà:
Hướng dẫn cụ thể cho trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ tăng động giảm chú ý dễ bị phân tâm và có khả năng tập trung kém. Vì thế, để hướng dẫn con hiệu quả hơn, bạn hãy bắt đầu bằng cách thu hút hoàn toàn sự chú ý của trẻ.
Ví dụ như:
- Để trẻ ngồi đối diện và ngang tầm mắt với bạn trước khi đưa ra bất kỳ nhiệm vụ hay yêu cầu nào.
- Chỉ đưa ra 1 yêu cầu/nhiệm vụ tại 1 thời điểm. Tránh các câu lệnh mang tính chất dây chuyền như: “Mang tất vào, dọn dẹp đồ chơi, sau đó lau bàn”.
- Thay vì yêu cầu trẻ làm 1 công việc quá bao quát như “dọn dẹp phòng” thì hãy cung cấp 1 danh sách những việc nhỏ và chỉ định mỗi lần 1 nhiệm vụ, chẳng hạn như gấp chăn, cất quần áo, dọn dẹp bàn học,...
Nếu đã thực hiện những cách trên mà trẻ vẫn không hoàn thành tốt nhiệm vụ thì bố mẹ có thể yêu cầu con lặp lại những gì vừa nói để đảm bảo chúng hoàn toàn hiểu rõ.
Khen ngợi nỗ lực của trẻ
Khen ngợi là chìa khóa thúc đẩy trẻ tăng động giảm chú ý cải thiện hành vi hiệu quả hơn.
Bố mẹ hãy làm cho lời khen ngợi thật cụ thể. Chẳng hạn như: Thay vì nói “làm tốt lắm”, hãy nói “con làm rất tốt khi đặt bát cơm vào bồn rửa ngay khi mẹ yêu cầu”.
Khen ngợi những nỗ lực của trẻ là bước đầu giúp cải thiện tình trạng ADHD
Sử dụng thời gian yên tĩnh khi cần
Bố mẹ hãy dạy cho trẻ bị tăng động giảm chú ý đến nơi yên tĩnh để bình tâm trở lại mỗi khi bị kích thích hay có những hành vi quá mức.
Ví dụ: Sử dụng “chiếc ghế suy ngẫm” như sau: Hình thành thói quen cho trẻ khi con quá khích, bốc đồng thì “chiếc ghế suy ngẫm” sẽ xuất hiện. Trẻ sẽ được yêu cầu mang ghế vào phòng kín, đảm bảo yên tĩnh và không có người quấy rầy. Hãy nói rõ về thời gian con cần ngồi yên trên ghế. Lưu ý đây không phải là 1 hình phạt, tạo cho con cảm giác thoải mái và bình tĩnh. Từ đó, trẻ sẽ học được cách tự đến những nơi yên tĩnh để bình ổn lại tâm trạng và cải thiện hành vi ADHD.
Bỏ qua khi trẻ làm sai
Khi trẻ tăng động giảm chú ý làm sai, hãy nhẹ nhàng chỉ rõ cho trẻ biết chúng sai ở đâu và điều đó mang lại hậu quả gì. Tránh than vãn, phàn nàn hay lớn tiếng trước mặt trẻ.
Cho phép những sai lầm diễn ra
Đôi khi, bố mẹ có thể thả lỏng và cho phép trẻ không làm đúng với ý muốn của mình. Điều này sẽ có ý nghĩa hơn việc cố gắng thuyết phục hay bắt ép trẻ phải làm 1 việc gì đó.
Ví dụ như, nếu trẻ không chịu nghỉ chơi để ăn trưa, hãy cất đồ ăn của con đi. Hậu quả sau đó là trẻ đói và đòi ăn. Việc cần làm là bố mẹ hãy giải thích tại sao trẻ bị đói, và phải đợi đến bữa tối vì giờ ăn trưa đã hết. Từ đó, những ngày sau trẻ sẽ tự nhận thức được và có động lực hơn trong thực hiện theo yêu cầu.
Thiết lập kỷ luật
Kỷ luật là một bài tập cho trẻ giảm chú ý cực kỳ hữu ích. Thay vì la mắng, đòn roi, hãy dạy trẻ ADHD rằng: Nếu trẻ làm sai hay không nghe lời, con sẽ bị phạt hoặc không được xem tivi ngày hôm đấy.
Thiết lập thời gian biểu
Xây dựng và hướng dẫn trẻ lập 1 thời gian biểu mỗi buổi tối trước khi đi ngủ những nhiệm vụ cần làm. Chia nhỏ các công việc phức tạp thành các bước đơn giản và ngắn hơn.
Thiết lập khen thưởng
Phần thưởng có thể là 1 phương pháp can thiệp cho trẻ mất tập trung giảm chú ý tuyệt vời giúp con đi đúng hướng.
XEM THÊM: 15 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả ngay tại nhà
Phần thưởng là một phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ vô cùng hiệu quả
Lưu ý trong chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý
Bên cạnh phương pháp can thiệp cho trẻ ADHD - tăng động giảm chú ý, thì chăm sóc cũng góp 1 phần quan trọng giúp con cải thiện nhanh tình trạng rối loạn này.
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ tăng động giảm chú ý
Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cũng giúp ích rất nhiều trong việc giảm chứng tăng động, thiếu tập trung cho trẻ, cụ thể như sau:
- Tránh những thực phẩm nhiều đường, mì chính, chất phụ gia như: Bánh kẹo, mì tôm, pizza, xúc xích, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…
- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều gluten như: Lúa mì, bánh mì,… hoặc những đồ ăn dễ gây kích ứng cho trẻ.
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Bổ sung omega-3 từ các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, quả óc chó, hạt điều,...
Biện pháp hỗ trợ bổ sung
Chăm sóc và bổ sung qua chế độ ăn uống không thôi là chưa đủ. Để quá trình can thiệp trẻ ADHD trở nên nhanh hơn, hiệu quả hơn, bố mẹ cần cho con dùng thêm các loại thảo dược từ thiên nhiên, được nghiên cứu và chứng minh tác dụng. Tiêu biểu trong số đó là cao đinh lăng, thảo dược này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, chứng minh mang lại nhiều tác dụng như:
- Tăng cường sức khỏe.
- Giảm stress, giải tỏa lo âu, mệt mỏi.
- Kích thích các hoạt động của não bộ.
- Chống oxy hóa và nâng cao hệ miễn dịch.
- Cải thiện khả năng học tập.
Đặc biệt cao đinh lăng khi kết hợp với cao thăng ma, chiết xuất ginkgo biloba cùng các vi chất cần thiết như acid folic, taurine, coenzyme Q10, vitamin B6, natri succinate tạo nên một công thức toàn diện giúp cải thiện hành vi và khả năng học tập của trẻ tăng động giảm chú ý.
Đinh lăng giúp cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý
Phương pháp can thiệp cho trẻ ADHD bao gồm dùng thuốc, không dùng thuốc và sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ. Áp dụng sớm phương pháp này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Ngoài ra, hãy sử dụng thêm các sản phẩm có chứa những thành phần kể trên để mang lại hiệu quả rõ rệt hơn và rút ngắn thời gian can thiệp. Và đừng quên để lại số điện thoại hoặc đăng ký tư vấn nếu bạn chưa hiểu phương pháp can thiệp cho trẻ ADHD là gì và cách khắc phục hiệu quả nhé!
LINK THAM KHẢO
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5052948/
https://www.verywellfamily.com/discipline-strategies-for-kids-with-ADHD-1094941
https://www.webmd.com/add-ADHD/guide/ADHD-behavioral-treatment