Tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển hành vi và thần kinh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Hội chứng này đặc trưng bởi sự không chú ý, hiếu động thái quá và bốc đồng. 

Một ví dụ điển hình ở trẻ tăng động giảm chú ý, đó là:

  • Dễ bị phân tâm.
  • Bất cẩn, thường xuyên quên hoặc mất đồ.
  • Thời gian chú ý vào 1 công việc ngắn.
  • Tốn rất nhiều thời gian để làm một việc gì đó.

Nguyên nhân tăng động giảm chú ý

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Tuy vẫn chưa biết rõ nhưng những nghiên cứu hiện tại đã chỉ ra rằng: Di truyền chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng này. 

Ngoài ra, một số chuyên gia đã liệt kê các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác, bao gồm:

Bất thường về não bộ

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy một vài khác biệt về cấu trúc cũng như chức năng não ở trẻ tăng động. Mặc dù điều này là không rõ ràng nhưng thông qua các kỹ thuật quét não và MRI, họ đã phát hiện được một số khu vực não của trẻ tăng động nhỏ hơn những đứa trẻ bình thường.

Yếu tố nguy cơ

Trẻ có nguy cơ mắc tăng động giảm chú ý cao hơn nếu thuộc đối tượng sau:

  • Sinh non (trước tuần 37 của thai kỳ) hoặc cân nặng khi sinh thấp.
  • Mắc bệnh động kinh.
  • Tổn thương não.
  • Người mẹ khi mang thai hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích.

Ton-thuong-nao-la-yeu-to-nguy-co-gay-ra-tang-dong-giam-chu-y.webp

Tổn thương não là yếu tố nguy cơ gây ra tăng động giảm chú ý

Biểu hiện tăng động giảm chú ý

Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường liên tục trải qua những biểu hiện: Không chú ý - Hiếu động quá mức - Bốc đồng. Một số trẻ chủ yếu có các biểu hiện hiếu động, bốc đồng. Trong khi một số khác lại có những triệu chứng của sự thiếu chú ý hoặc cả 2. Cụ thể như sau:

Biểu hiện của sự thiếu chú ý

  • Không chú ý đến chi tiết một sự vật, sự việc bất kỳ.
  • Khó khăn khi duy trì sự chú ý trong quá trình chơi hoặc thực hiện nhiệm vụ như làm bài kiểm tra.
  • Khó để nghe hết thông tin khi trò chuyện trực tiếp.
  • Không thích hoặc có xu hướng né tránh làm những công việc, trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao độ như giải đố, xếp hình,...
  • Bất cẩn làm mất hoặc bỏ quên đồ.
  • Dễ bị phân tâm dù chỉ là tiếng động nhỏ.
  • Gặp khó khăn trong thực hiện công việc theo trình tự.
  • Dễ bị chệch hướng trong quá trình chơi hoặc học tập.

Biểu hiện của sự hiếu động và bốc đồng

  • Trẻ không thể ngồi yên một chỗ dù chỉ vài phút, chúng sẽ cố gắng xoay người, làm ồn, vặn vẹo trên ghế.
  • Di chuyển liên tục, leo trèo mọi lúc mọi nơi, kể cả những tình huống không phù hợp.
  • Nói quá nhiều.
  • Phá đám các bạn đang chơi đùa hoặc làm phiền cuộc nói chuyện của người khác.
  • Cắt ngang lời người khác.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt.

Nếu con bạn có những biểu hiện trên, hãy quan tâm trẻ nhiều hơn và đến gặp bác sĩ ngay nếu cần.

Tre-noi-qua-nhieu-la-mot-trong-nhung-bieu-hien-cua-tang-dong-giam-chu-y.webp

Trẻ nói quá nhiều là một trong những biểu hiện của tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng như thế nào?

Tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của trẻ. Hội chứng này không chỉ tác động đến trẻ mà còn ảnh hưởng đến cha mẹ, gây xáo trộn hạnh phúc gia đình. Những ảnh hưởng mà tình trạng tăng động giảm chú ý gây ra, bao gồm:

  • Khó khăn trong học tập.
  • Vấn đề về các kỹ năng xã hội.
  • Căng thẳng trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Theo một vài thống kê cho thấy, có tới 60% trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý tiếp tục gặp khó khăn khi trưởng thành. Họ mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân. Một số vấn đề khác như đi muộn, sai sót quá nhiều, vắng mặt hoặc không thể hoàn thành khối lượng công việc được giao.

Ngoài ra, tăng động giảm chú ý còn gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế của gia đình. Theo một thống kê về chi phí chăm sóc sức khỏe của người mắc ADHD ở Anh và Hoa Kỳ cho thấy: Chi phí điều trị chứng tăng động giảm chú ý cao gấp 3 lần bệnh khác.

Có thể thấy, tăng động giảm chú ý ảnh hưởng tới rất nhiều mặt trong cuộc sống. Nếu phát hiện sớm ADHD, khả năng phục hồi sẽ nhanh và ít tốn kém hơn.  

Chẩn đoán tăng động giảm chú ý

Chẩn đoán chứng tăng động giảm chú ý đòi hỏi sự đánh giá toàn diện bởi bác sĩ chuyên khoa Nhi. Trẻ được chẩn đoán mắc chứng ADHD khi:

  • Có từ 6 triệu chứng không chú ý hoặc 6 biểu hiện tăng động, bốc đồng trở lên.
  • Các triệu chứng diễn ra liên tục trong ít nhất 6 tháng.
  • Bắt đầu xuất hiện các biểu hiện tăng động giảm chú ý trước 12 tuổi.
  • Các dấu hiệu diễn ra ở tối thiểu 2 môi trường khác nhau như: Nhà, trường học.

Chan-doan-tang-dong-giam-chu-y-can-su-danh-gia-toan-dien-tu-bac-si.webp

Chẩn đoán tăng động giảm chú ý cần sự đánh giá toàn diện từ bác sĩ

Tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Tăng động giảm chú ý không phải là bệnh nên không thể chữa khỏi cũng như phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm kèm theo kế hoạch điều trị, chăm sóc tốt, trẻ có thể kiểm soát được các triệu chứng tăng động giảm chú ý, giúp tiết kiệm chi phí, cải thiện cuộc sống và phát triển một cách toàn diện hơn.

Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý theo tiêu chuẩn bao gồm: Dùng thuốc tây, giáo dục hành vi, đào tạo kỹ năng và tư vấn tâm lý.

Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý

Thuốc là một phần quan trọng trong quá trình điều trị chứng tăng động giảm chú ý. Có 5 loại thuốc được FDA cấp phép để điều trị chứng tăng động giảm chú ý, một số lưu ý bố mẹ cần thận trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ, cụ thể như sau:

Methylphenidate: Đây là loại thuốc kích thích thần kinh trung ương được sử dụng phổ biến nhất cho người mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Thuốc hoạt động bằng cách tăng cường chức năng não bộ, đặc biệt là những khu vực đóng vai trò kiểm soát sự chú ý và hành vi.

  • Đối tượng sử dụng: Thanh thiếu niên, người lớn, trẻ từ 5 tuổi trở lên.
  • Tác dụng phụ: Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, đau dạ dày, bồn chồn.

Methylphenidate-la-thuoc-duoc-su-dung-pho-bien-cho-tre-tang-dong-giam-chu-y.webp

Methylphenidate là thuốc được sử dụng phổ biến cho trẻ tăng động giảm chú ý

Lisdexamfetamine: Một loại thuốc kích thích thần kinh trung ương được dùng khi đã sử dụng Methylphenidate sau ít nhất 6 tuần nhưng không có hiệu quả. Thuốc giúp cải thiện khả năng tập trung, giảm hành vi bốc đồng.

  • Đối tượng sử dụng: Thanh thiếu niên và trẻ trên 5 tuổi.
  • Tác dụng phụ: Không thèm ăn, buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.

Dexamfetamine: Thuốc này hoạt động tương tự Lisdexamfetamine.

  • Đối tượng sử dụng: Người lớn, thanh thiếu niên và trẻ từ 5 tuổi trở lên.
  • Tác dụng phụ: Giảm sự thèm ăn, bồn chồn, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.

Atomoxetine: Đây là loại thuốc duy nhất thuộc nhóm không hướng thần được FDA chấp thuận sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích làm tăng lượng chất hóa học trung gian trong não - Noradrenaline.

  • Đối tượng sử dụng: Người lớn, thanh thiếu niên, trẻ từ 5 tuổi trở lên.
  • Tác dụng phụ: Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, khó ngủ, đau đầu, choáng váng, cáu gắt.

Guanfacine: Thuốc được sử dụng nhằm cải thiện sự chú ý và các biểu hiện bốc đồng.

  • Đối tượng sử dụng: Thanh thiếu niên và trẻ từ 5 tuổi trở lên.
  • Tác dụng phụ: Mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, khô miệng.

Sử dụng thuốc là điều bắt buộc nhằm kiểm soát các hành vi và biểu hiện quá mức của trẻ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định và được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra.

Tre-co-the-can-uong-thuoc-dieu-tri-chung-tang-dong-giam-chu-y.webp

Trẻ có thể cần uống thuốc điều trị chứng tăng động giảm chú ý 

Giáo dục hành vi trẻ tăng động giảm chú ý

Giáo dục hành vi là liệu pháp tối ưu và hiệu quả với hầu hết trẻ tăng động giảm chú ý. Liệu pháp này bao gồm:

  • Quản lý hành vi: Xác định các loại hành vi bố mẹ mong muốn con kiểm soát. Ví dụ như: Ngồi vào bàn ăn.
  • Sau đó sử dụng phần thưởng nhỏ để khuyến khích con cố gắng kiểm soát biểu hiện ADHD.

Giáo dục hành vi không những làm giảm các triệu chứng tăng động, mà còn cải thiện những biểu hiện lo âu, bốc đồng cho trẻ.

Tư vấn tâm lý trẻ tăng động giảm chú ý

Với những gia đình có trẻ không may mắc chứng tăng động giảm chú ý, giáo dục tâm lý cho các thành viên và cả bé là điều rất cần thiết. Điều này đảm bảo rằng, mọi thành viên trong gia đình đều hiểu vấn đề trẻ đang gặp phải, từ đó có những điều chỉnh tâm lý của bản thân, hỗ trợ cho trẻ cải thiện tình trạng bệnh đạt kết quả tối ưu.

Đào tạo kỹ năng xã hội cho trẻ tăng động giảm chú ý

Đào tạo các kỹ năng xã hội có vai trò rất quan trọng giúp trẻ tăng động giảm chú ý học cách ứng xử và nhận thức được những hành vi quá mức của chúng ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Bố mẹ hãy cho trẻ tham gia đóng vai và giải thích những bài học rút ra sau đó.

Bên cạnh đó, trò chuyện cũng là một liệu pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Thông qua trò chuyện, bạn có thể thay đổi hành vi và suy nghĩ của con một cách dễ dàng. 

Tro-chuyen-voi-tre-tang-dong-giam-chu-y-la-mot-cach-dao-tao-cai-thien-benh-hieu-qua.webp

Trò chuyện với trẻ tăng động giảm chú ý là một cách đào tạo, cải thiện bệnh hiệu quả

Phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý khác

Một số phương pháp điều trị chứng tăng động giảm chú ý có thể hữu ích như điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thêm thực phẩm bổ sung. 

Chế độ ăn lành mạnh: Một chế độ ăn lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng được khuyên dùng ở trẻ tăng động giảm chú ý. Bố mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vi chất tốt cho não của trẻ như: Acid folic, vitamin D, vitamin B12, vitamin B6,...

Thực phẩm bổ sung: Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng việc bổ sung omega 3 và omega 6 có thể có lợi cho người bị tăng động giảm chú ý. 

Ngoài ra, sử dụng thảo dược từ thiên nhiên bởi sự an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn. Một trong số đó phải kể đến cao đinh lăng. Thảo dược này đã được nghiên cứu tại Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM và cho kết quả như sau: Đinh lăng có tác dụng kích thích hoạt động não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi và nâng cao hệ miễn dịch. 

Đặc biệt, tác dụng của cao đinh lăng sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa khi kết hợp với cao thăng ma, chiết xuất ginkgo biloba. Để thuận tiện trong sử dụng cho trẻ tăng động giảm chú ý, bố mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa những thành phần này thay thế.

Cao-dinh-lang-ho-tro-cai-thien-tinh-trang-tang-dong-giam-chu-y.webp

Cao đinh lăng hỗ trợ cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý

Phòng ngừa hội chứng tăng động giảm chú ý

Mặc dù tăng động giảm chú ý không thể phòng ngừa nhưng có một số cách bố mẹ cần biết để hạn chế tình trạng này xảy ra.

Chăm sóc tốt trước khi sinh

  • Giữ gìn sức khỏe trong quá trình mang thai.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và con.
  • Không sử dụng ma túy, rượu bia.
  • Hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng như chì.

Chế độ ăn uống: Cho trẻ ăn uống theo một chế độ lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Cụ thể:

  • Không chất tạo màu.
  • Không hương liệu sẵn có.
  • Không chất bảo quản nhân tạo.
  • Hạn chế đường và carbohydrate đã qua chế biến.

Xây dựng kế hoạch cho trẻ: Tuân thủ chặt chẽ kế hoạch đã xây dựng mỗi ngày. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra làm gián đoạn kế hoạch đó, hãy giải thích trước cho con hiểu. Thời gian biểu có thể sắp xếp một cách đơn giản như sau:

Thức dậy -> Ăn sáng -> Chơi -> Làm bài tập -> Ăn trưa -> Ngủ -> Làm việc nhà -> Xem tivi -> Ăn tối -> Chơi -> Ngủ.

Tăng động giảm chú ý là tình trạng rối loạn thường gặp ở trẻ và có thể tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Đây không phải là bệnh nên không có phương pháp chữa trị và phòng ngừa triệt để. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm kèm theo giáo dục đúng cách, trẻ có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng tăng động giảm chú ý và cách khắc phục đúng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được giải đáp cụ thể hơn.

Tài liệu tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/treatment/#:~:text=Methylphenidate%20is%20the%20most%20commonly,in%20controlling%20attention%20and%20behaviour.

https://www.nimh.nih.gov/health/topics/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd

https://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/facts.html