Tăng động, giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi hành vi hiếu động thái quá, hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, nhưng bồng bột trong suy nghĩ và kèm theo sự kém tập trung. Người ta thường phân loại trẻ tăng động, giảm chú ý thành 3 nhóm:
- Trẻ thiên về các biểu hiện hiếu động, bốc đồng và vẫn có thể tập trung, chú ý.
- Trẻ kết hợp đồng thời cả biểu hiện hiếu động, bốc đồng và sự thiếu tập trung.
- Trẻ bộc lộ rõ biểu hiện kém tập trung chú ý nhưng ít nghịch ngợm.
Các dấu hiệu của trẻ tăng động, giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ thường có biểu hiện:
Tăng hoạt động
– Hay bồn chồn, luôn hoạt động, ngồi không yên.
– Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo hoặc rời bỏ chỗ khi yêu cầu ngồi yên.
– Trả lời bột phát khi chưa nghe hết câu hỏi.
– Không chờ đợi và muốn làm theo ý mình.
Trẻ tăng động thường hay bồn chồn, không muốn ngồi yên
b) Giảm chú ý
– Dễ mất tập trung do tác động bên ngoài.
– Không cẩn thận, không chú ý tỉ mỉ, hay gây sai sót.
– Ít tuân theo sự hướng dẫn, hay làm mất đồ chơi.
– Thường hay bỏ dở việc.
Nguyên nhân khiến trẻ tăng động, giảm chú ý
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng tăng động, giảm chú ý:
– Trẻ không duy trì độ tập trung được lâu khi thực hiện một công việc so với bạn đồng trang lứa.
– Do di truyền, bệnh lý khi mang thai, tổn thương não khi sinh.
– Do môi trường:
+ Môi trường sống ồn ào, đông đúc, lộn xộn,…
+ Do trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, internet, xem tivi quá nhiều.
+ Một số yếu tố độc hại.
Trẻ bị tăng động, giảm chú ý có chữa được không?
Tăng động, giảm chú ý là tình trạng rối loạn phát triển có liên quan tới hệ thần kinh não bộ, tuy nhiên so với hội chứng tự kỷ thì mức độ nguy hiểm lại thấp hơn rất nhiều. Do vậy, trẻ bị tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp kết hợp với sự kiên trì từ phụ huynh.
Can thiệp cho trẻ tăng động, giảm chú ý cần được tiến hành sớm, tốt nhất là sau chẩn đoán và phải liên tục, tích cực thì mới có hiệu quả. Trên thực tế, có những trẻ gặp phải tình trạng tăng động, giảm chú ý, nhờ cha mẹ phát hiện sớm nên được can thiệp kịp thời tại các trung tâm chuyên biệt và dạy dỗ thêm ở nhà đã cải thiện đáng kể các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, hiểu biết và nhận thức tốt hơn. Tuy nhiên, không ít gia đình chủ quan cho rằng, trẻ nhỏ không chú ý, nghe lời, nghịch ngợm hơn mức bình thường là vấn đề nhỏ nên để mặc, ít quan tâm. Hệ quả là khiến trẻ mắc các rối loạn tâm thần, dẫn đến những hành vi, ứng xử không phù hợp, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội sau này.