Chứng rối loạn giảm chú ý ADD là gì? 

Chứng rối loạn giảm chú ý ADD (Attention Deficit Disorder) là một tình trạng rối loạn thần kinh bẩm sinh. Trẻ em dưới 12 tuổi mắc chứng ADD có khả năng tập trung kém hơn bạn bè cùng trang lứa. Chứng rối loạn thiếu chú ý có thể gây nhiều trở ngại tới mọi mặt trong cuộc sống của trẻ, cụ thể như khó tiếp thu kiến thức, không thể hoàn thành bài tập về nhà một cách dễ dàng,... 

Những trẻ em mắc hội chứng rối loạn thiếu chú ý ADD thường không hiếu động. Trong giờ học, có thể thấy trẻ rất yên lặng nhưng không có nghĩa là chúng đang lắng nghe bài giảng. Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung vào một nhiệm vụ được giao và dễ dàng cảm thấy nhàm chán ngay sau đó. Tuy vậy, với những việc mà trẻ thật sự yêu thích, trẻ vẫn có thể say sưa làm mà không hề thấy chán nản. 

Trẻ mắc rối loạn giảm chú ý ADD thường nhanh chán và dễ mất tập trung

Trẻ mắc rối loạn giảm chú ý ADD thường nhanh chán và dễ mất tập trung

Nguyên nhân nào khiến trẻ mắc chứng ADD?

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được chính xác nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng rối loạn giảm chú ý ADD. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căn nguyên của hội chứng ADD ở trẻ không phải do phương pháp nuôi dạy hay môi trường sống. Các nguyên nhân được công bố đều đến từ rối loạn bẩm sinh và di truyền học.

Môi trường sống xung quanh có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng nhưng không phải là lý do khiến trẻ bị rối loạn giảm chú ý. Sẽ rất nguy hiểm nếu một đứa trẻ mắc chứng rối loạn thiếu chú ý ADD không nhận được sự cảm thông và quan tâm đúng cách từ cha mẹ. Chính điều này sẽ khiến trẻ trở nên tự ti với khả năng của mình và có nguy cơ cao mắc các bệnh tâm lý nguy hiểm hơn. 

Một số yếu tố được các nhà khoa học cho rằng có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn thiếu chú ý ở trẻ, đó là:

Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây chứng ADD

Thông qua khai thác tiểu sử những gia đình có trẻ mắc ADD, các nhà khoa học nhận ra cha mẹ mắc ADD có xu hướng di truyền cho con mình. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 25% người thân trong gia đình của trẻ mắc ADD cũng mắc ADD. Trong khi đó, hội chứng rối loạn thiếu chú ý ADD chỉ chiếm 5% dân số thế giới. 

Thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh gây rối loạn giảm chú ý ở trẻ em

Chất dẫn truyền thần kinh là một chất hóa học do não tự sản xuất. Nó có vai trò như một người đưa thư, truyền các thông tin giữa tế bào thần kinh đến tế bào đích. Sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn thiếu chú ý ở trẻ. 

Thiếu hụt chức năng của não

Vùng não chuyên kiểm soát sự chú ý ở trẻ mắc ADD ít hoạt động hơn so với trẻ em bình thường. Vì vậy, trẻ không thể tự điều khiển sự tập trung của mình, dễ bị xao nhãng. Đây là một trong những nguyên nhân điển hình khiến trẻ mắc chứng giảm chú ý ADD nhưng thường rất khó để khắc phục.

Cha mẹ mắc rối loạn thiếu chú ý sinh con có thể cũng mắc hội chứng này

Cha mẹ mắc rối loạn thiếu chú ý sinh con có thể cũng mắc hội chứng này

Phân biệt chứng rối loạn giảm chú ý ADD với rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD

Nhiều bậc cha mẹ vẫn thường nhầm lẫn giữa chứng rối loạn giảm chú ý ADD với rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD. Tuy nhiên, đây là hai dạng rối loạn khác biệt và có phương pháp điều trị khác nhau hoàn toàn. 

Chứng rối loạn giảm (thiếu) chú ý ADD là một dạng của tăng động giảm chú ý ADHD nhưng không bao gồm các triệu chứng của tăng động. Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD là một bệnh gây nên sự mất tập trung liên tục và tăng động thái quá. Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD được chia làm 3 dạng:

  • Rối loạn tăng động giảm (thiếu) chú ý ADD: Đây là dạng khó nhận biết nhất và thường chỉ bị phát hiện khi trẻ bắt đầu đi học. 
  • Tăng động: Ở dạng này, trẻ rất hiếu động và nghịch ngợm. Ngoài ra trẻ thường hành động bốc đồng và xu hướng đưa ra những quyết định vội vàng.
  • Dạng kết hợp: Thường gọi chung là ADHD, rối loạn tăng động giảm chú ý. Trẻ mắc ADHD dạng kết hợp sẽ có triệu chứng của cả hai dạng trên.

Tùy theo từng dạng bệnh mà trẻ gặp phải mà các biểu hiện là khác nhau. Ví dụ với trẻ mắc dạng tăng động hoặc kết hợp, trẻ có thể rất nghịch ngợm và gây rối trong lớp học. 

Trong khi đó ở những trẻ mắc ADD (ADHD nhưng không có các biểu hiện tăng động) những biểu hiện này có thể ngược lại hoàn toàn. Khi thầy cô giảng bài, trẻ mắc ADD có vẻ rất chăm chú, nhưng thực tế lại chẳng hề tập trung. Nếu trẻ không được tiếp cận với phương pháp giáo dục đúng cách và điều trị phù hợp, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và ảnh hưởng tới quá trình phát triển tư duy cũng như tính cách sau này.

Rối loạn thiếu chú ý là dạng rối loạn khó nhận biết nhất

Rối loạn thiếu chú ý là dạng rối loạn khó nhận biết nhất

Làm sao để nhận biết trẻ mắc chứng rối loạn giảm chú ý ADD

Cha mẹ cần hiểu rằng rối loạn giảm chú ý ADD là một tình trạng tâm lý rất khó để nhận biết. Trên thực tế, các bậc phụ huynh thường chủ quan coi việc mất tập trung của con là điều bình thường như bao đứa trẻ khác. 

Hội chứng này chỉ có thể được nhận biết khi cha mẹ thật sự để ý đến các hành vi hàng ngày của con. Trẻ mắc rối loạn thiếu chú ý ADD có thể có nhiều triệu chứng khác nhau. Các bé trai thường có những biểu hiện rõ rệt và hiếu động hơn. Trong khi đó, các bé gái đa số có xu hướng yên lặng và chỉ có thể phát hiện ra khi trẻ ở trong một môi trường mang tính thử thách hơn như trường học. 

Để nhận biết con mình có mắc rối loạn này hay không, cha mẹ hãy để ý tới những dấu hiệu sau: 

  • Trẻ rất dễ bị phân tâm bởi các việc xung quanh như tiếng còi xe hay có người đi qua.
  • Trẻ gặp khó khăn khi phải làm theo hướng dẫn của cha mẹ hay thầy cô.
  • Vật dụng cá nhân như bút, thước thường hay bị trẻ để quên hoặc làm mất.
  • Ít để ý đến chi tiết.
  • Trẻ không thể chú ý lâu vào bất kỳ việc gì, trừ những hoạt động thật sự yêu thích.
  • Hay quên những điều được dặn trước.
  • Trẻ không kiên nhẫn lắng nghe hoặc không tập trung khi người khác nói.
  • Không thích tham gia vào các hoạt động yêu cầu sự kiên nhẫn như tô màu hay nặn đất sét.
  • Khi được giao một nhiệm vụ gồm nhiều bước, trẻ có xu hướng làm tắt và bỏ qua các giai đoạn mà mình không thích.

nhung-bai-kiem-tra-tren-lop-la-noi-so-vo-cung-lon-cua-tre-mac-add.webp

Những bài kiểm tra trên lớp là nỗi sợ vô cùng lớn của trẻ mắc ADD

Rối loạn giảm chú ý ADD được chẩn đoán như thế nào?

Khi những dấu hiệu của rối loạn thiếu chú ý ADD xuất hiện thường xuyên và gây ra hậu quả nhất định thì cha mẹ nên đưa trẻ tới các phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Các bác sĩ tâm lý học sẽ dựa vào triệu chứng và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của trẻ để đưa ra kết luận có mắc ADD hay không. Một số cơ sở mà bác sĩ có thể dựa vào để chẩn đoán như:

  • Các triệu chứng xuất hiện sớm và diễn ra trong thời gian dài, tối thiểu 6 tháng. 
  • Các triệu chứng làm tổn hại đến ít nhất hai lĩnh vực trong cuộc sống của trẻ. Việc học tập, giao tiếp với gia đình hay xã hội trở nên khó khăn. Một đứa trẻ dù có các biểu hiện nhưng không gặp nhiều trở ngại trong việc phát triển toàn diện thì sẽ được chẩn đoán không mắc hội chứng thiếu chú ý ADD.
  • Các triệu chứng có thể xuất hiện đa dạng khác nhau với từng trẻ. Những trẻ có biểu hiện tăng động, nghịch ngợm thái quá sẽ được để ý và phát hiện sớm hơn. Những trẻ rụt rè, hay mơ mộng thường khó nhận ra và chỉ phát hiện bệnh khi trẻ ở tuổi đến trường. 

Bên cạnh đó, các bài test tâm lý cũng thường được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán rối loạn giảm chú ý ADD, có thể kể đến như:

  • Screening Tests - Bài kiểm tra với máy tính được dùng để đánh giá mức độ hiếu động. Trẻ ngồi trước màn hình máy tính hiển thị rất nhiều hình ảnh và được yêu cầu nhấn hoặc không nhấn để chọn các hình ảnh được yêu cầu. 
  • Kỹ thuật đo điện não đồ (qEEG): Giúp đánh giá khả năng hoạt động của các xung điện và sóng não bất thường của trẻ em mắc ADD.
    Độ chính xác cao của phương pháp này đã được nhà khoa học Zametki AJ, Nordahl TE, Gross M, và cộng sự chứng minh trong nghiên cứu “Chuyển hóa glucose trong não ở người lớn mắc chứng tăng động lúc nhỏ” -1990.

Điện não đồ là phương pháp chẩn đoán bệnh ADD có mức độ chính xác cao 

Điện não đồ là phương pháp chẩn đoán bệnh ADD có mức độ chính xác cao 

Điều trị chứng rối loạn giảm chú ý ADD ở trẻ

Đến nay vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh rối loạn thiếu chú ý ở trẻ. Tuy vậy, nếu được can thiệp sớm và điều trị đúng cách, dần dần trẻ có thể làm chủ được sự tập trung của mình. 

Quá trình điều trị thường mất nhiều thời gian và công sức. Các chuyên gia y tế sẽ dựa vào độ tuổi, tình trạng bệnh và môi trường sống của trẻ để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Hiện nay, chứng rối loạn giảm chú ý ADD được điều trị bằng cách kết hợp 2 phương pháp: Sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý. 

Thuốc điều trị rối loạn giảm chú ý ADD

Trẻ mắc chứng rối loạn giảm chú ý ADD thường được chỉ định một trong 3 nhóm thuốc: Thuốc kích thích thần kinh, thuốc không kích thích và thuốc chống trầm cảm. Những thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng, giúp việc sinh hoạt, học tập hàng ngày của trẻ dễ dàng hơn.

  • Thuốc kích thích thần kinh: Tác động lên quá trình sản sinh chất dẫn truyền thần kinh của não bộ, giúp tăng khả năng tập trung và tỉnh táo.
  • Thuốc không kích thích:nh cho những trẻ không đáp ứng với phương pháp điều trị bằng các loại thuốc kích thích thần kinh. Nhóm thuốc này chỉ tác động có chọn lọc đến một loại chất dẫn truyền thần kinh mang tên norepinephrine, giúp điều chỉnh cảm xúc và tăng khả năng chú ý vào một hoạt động cụ thể. 
  • Thuốc chống trầm cảm: Những loại thuốc này cũng tác động vào quá trình sản sinh chất dẫn truyền thần kinh trong não nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Thuốc được chỉ định để kiểm soát cảm xúc và kiềm chế tâm trạng tiêu cực mà trẻ có thể gặp phải. 

Sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng sẽ kèm theo tác dụng phụ nhất định. Trẻ có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn phổ biến như buồn nôn, chóng mặt, chán ăn hoặc xuất hiện cảm giác khó chịu ở dạ dày. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc và chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn.

Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến trong điều trị rối loạn thiếu tập trung ở trẻ

Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến trong điều trị rối loạn thiếu tập trung ở trẻ

Trị liệu tâm lý từ chuyên gia và gia đình

Điều trị bằng thuốc tuy đơn giản nhưng chưa hoàn thiện và an toàn. Các nhà tâm lý học trẻ em tin rằng chứng rối loạn giảm chú ý cần một liệu trình can thiệp phù hợp. 

Một số phương pháp trị liệu được các bác sĩ tâm lý sử dụng phổ biến, như:

  • Trị liệu hành vi: Bác sĩ tâm lý sẽ tổ chức buổi gặp mặt trẻ cùng với bố mẹ. Một buổi trị liệu sẽ bắt đầu bằng việc bác sĩ trò chuyện cùng trẻ để giúp con bày tỏ cảm xúc một cách thoải mái. Các hoạt động vui chơi cũng được tổ chức nhằm giúp trẻ dần kiểm soát được những rối loạn của mình.
  • Trị liệu tại gia đình: Bố mẹ sẽ được bác sĩ tâm lý giải thích tại sao con mình lại có những biểu hiện bất thường. Gia đình làm theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện phương pháp nuôi dạy trẻ mắc ADD và cách để thay đổi những hành vi của con theo hướng tích cực. 
  • Môi trường giáo dục phù hợp: Trẻ mắc ADD cần được giáo dục theo những phương pháp đặc biệt. Ở đây, trẻ sẽ được giảng dạy bởi những giáo viên có chuyên môn. 

>>> XEM THÊM: 15 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả ngay tại nhà

Trị liệu tâm lý là phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị rối loạn giảm chú ý

Trị liệu tâm lý là phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị rối loạn giảm chú ý

Bên cạnh 2 phương pháp trên, cha mẹ có thể sử dụng thêm các dược liệu tự nhiên chứa các hoạt chất hỗ trợ điều trị chứng thiếu tập trung cho con như đinh lăng, thăng ma, bạch quả:

  • Đinh lăng: Đây là dược liệu quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong dân gian để điều trị suy giảm trí nhớ. Theo nghiên cứu từ nhiều nhà khoa học cho thấy, đinh lăng chứa 8 loại saponin, nhiều vitamin và acid amin cần thiết cho sự phát triển của não bộ.
  • Thăng ma: Thường được sử dụng như một loại thuốc an thần tự nhiên. Thăng ma chứa các hoạt chất giúp tăng lưu lượng máu lên não, từ đó tăng cường trí nhớ và sự tập trung cho trẻ.
  • Bạch quả: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, bạch quả có chứa các chất giúp tăng lượng glucose vận chuyển đến não, bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi sự phá hủy của các gốc tự do.

Chứng rối loạn giảm chú ý ADD là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ cũng như hình thành cái tôi cá nhân của trẻ sau này. Bệnh thường được phát hiện khi đã muộn bởi biểu hiện bệnh dễ bị nhầm lẫn với sự phát triển tự nhiên của trẻ. 

Hy vọng thông qua bài viết này, cha mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về chứng rối loạn giảm chú ý ADD cũng như biết cách can thiệp hiệu quả cho trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được hỗ trợ giải đáp thêm.

Tài liệu tham khảo

https://www.nativeremedies.com/ailment/child-add-symptoms-information#anchor-3

https://www.nimh.nih.gov/health/topics/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd

https://www.verywellmind.com/add-and-attention-deficit-disorders-2161810