Mục tiêu của việc phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Muốn khôi phục chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ toàn diện cần xác định được các mục tiêu cần đạt được đó là: Khắc phục những khó khăn mà trẻ gặp phải và giúp trẻ bắt kịp tốc độ phát triển thông thường.
- Kích thích sự phát triển trí tuệ và khả năng tư duy.
- Kích thích khả năng ngôn ngữ.
- Kích thích sự phát triển về vận động của các cơ quan.
Các cách phục hồi chức năng tư duy cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Các bài tập tăng cường khả năng tư duy và suy nghĩ logic cần được kết hợp với tranh ảnh sinh động và âm nhạc vui nhộn để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, để hỗ trợ tăng cường tư duy cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, cha mẹ có thể sử dụng thêm thực phẩm chứa chiết xuất từ thiên nhiên như bạch quả, thăng ma và đinh lăng, cao ginkgo biloba,....
Các nhà khoa học Fereshteh Shakibaei, Mehrsa Radmanesh đã thực hiện nghiên cứu “Tác dụng của bạch quả trong điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em và thanh thiếu niên” và chứng minh được rằng: Bạch quả có tác dụng làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu lên não, từ đó cải thiện khả năng tập trung, học tập và ghi nhớ của trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Đinh lăng được ví như “cây sâm của người Việt” với rất nhiều công dụng hỗ trợ sự phát triển não bộ. Các nhà khoa học đã tìm ra 8 loại saponin quý hiếm ở đinh lăng cũng có trong nhân sâm. Chính vì vậy, đinh lăng có tác dụng dược lý giống như nhân sâm nhưng dễ trồng và chi phí thấp hơn. Đinh lăng có tác dụng kích thích biên độ sóng não, hỗ trợ các phản xạ có điều kiện giúp não bộ của trẻ tiếp nhận thông tin nhanh hơn. Rất tốt cho các trẻ gặp tình trạng chậm nói, tăng động, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ,... Ngoài ra, đinh lăng còn giúp giảm căng thẳng, giải tỏa lo âu, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ gan.
Đinh lăng giúp tăng cường chức năng não bộ, giảm lo âu
Phương pháp phục hồi khả năng ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Phục hồi khả năng ngôn ngữ là bắt buộc và cần được thực hiện sớm nhất có thể. Để khả năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ phát triển bình thường, cần tập trung huấn luyện các kỹ năng quan sát, bắt chước và diễn đạt. Các kỹ năng này có thể được huấn luyện thông qua các trò chơi.
Kỹ năng quan sát:
Để tăng cường kỹ năng quan sát của trẻ, cha mẹ hãy cùng trẻ chơi một số trò chơi như:
- Trò tìm điểm khác nhau: Cha mẹ cho trẻ xem 2 bức tranh và yêu cầu tìm ra điểm khác nhau giữa 2 bức tranh này. Cha mẹ có thể đưa ra gợi ý và có phần thưởng nếu trẻ hoàn thành xuất sắc.
- Trò giấu đồ chơi: Cha mẹ giấu đồ chơi trong phòng và yêu cầu trẻ tìm ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Kỹ năng nghe:
Hãy cùng chơi trò bắt chước tiếng động vật kêu để cải thiện kỹ năng nghe cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Chọn một con vật mà trẻ yêu thích, bạn hãy bắt chước tiếng kêu của con vật đó và yêu cầu làm theo. Nếu làm đúng hãy dành tặng thật nhiều lời khen để trẻ tiếp tục cố gắng.
Kỹ năng bắt chước:
Trẻ học hỏi bằng cách tiếp thu thông tin, xử lý và lặp lại thông tin đó. Trẻ bắt chước nét mặt của mọi người khi thể hiện cảm xúc hay những cử chỉ trong giao tiếp như vẫy tay chào hay gật đầu đồng ý. Kỹ năng bắt chước có thể được cải thiện thông qua các hoạt động như tập hát, múa các động tác đơn giản.
Các hoạt động xã hội dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Tham gia những trại hè đặc biệt hay hoạt động vui chơi dành riêng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng góp phần cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn. Các hoạt động này có thể dạy trẻ các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, xây dựng mối quan hệ bạn bè, một số kỹ năng sinh tồn cơ bản.
Tham gia các hoạt động xã hội là vô cùng cần thiết trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp và đưa trẻ chậm phát triển trí tuệ hòa nhập với cuộc sống. Tuy vậy, không phải hoạt động xã hội nào cũng cũng có thể tham gia. Một số hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ năng có thể làm trẻ cảm thấy choáng ngợp và không phù hợp. Do đó các bậc phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn thật kỹ các hoạt động tùy theo tình trạng và sở thích cá nhân của con mình.
Các hoạt động vui chơi lành mạnh giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ học kỹ năng giao tiếp, kết bạn,..
Chế độ dinh dưỡng cần thiết để kích thích trí tuệ của trẻ
Trẻ có trí tuệ chậm phát triển cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng đặc biệt đảm bảo cung cấp đủ chất cho hoạt động của hệ thống thần kinh. Một số thực phẩm tốt cho sự phát triển của não bộ ở trẻ chậm phát triển trí tuệ là các thực phẩm chứa nhiều vitamin K, omega 3, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, trứng, sữa,...
- Vitamin K là vitamin thiết yếu cho sự hình thành chất béo trong tế bào não. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin K: Rau xanh (bông cải xanh, rau ngót, rau muống), quả vàng (quả chuối).
- Omega 3 là nguyên liệu thiết yếu cho quá trình xây dựng các tế bào thần kinh và tế bào não. Ngoài ra omega 3 còn giúp sáng mắt, tăng cường trí nhớ và khả năng học tập. Omega 3 có nhiều trong cá thu, cá hồi, cá trích,...
- Các thực phẩm như bí ngô, trứng, sữa, các loại hạt hạnh nhân, óc chó cũng bổ sung các chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ.
Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn được những biện pháp phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ phù hợp nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn để lại bình luận để được chúng tôi liên hệ và tư vấn sớm nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://classful.com/students-with-an-intellectual-disability/
https://www.mentalhelp.net/intellectual-disabilities/effective-teaching-methods/