Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng rối loạn giao tiếp. Tình trạng này khá phổ biến. Theo Hệ thống Y tế của Đại học Michigan, chậm phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng 5% - 10% trẻ em đang ở độ tuổi mẫu giáo. Phụ huynh có thể nhận thấy con mình chậm phát triển ngôn ngữ nếu trẻ không đạt được những khả năng ngôn ngữ nhất định theo mốc tuổi của chúng. Ngôn ngữ của trẻ có thể đang phát triển với tốc độ chậm hơn nếu so sánh ở hầu hết bạn bè cùng tuổi. Sự chậm phát triển ngôn ngữ có thể ảnh hưởng do việc suy giảm kết hợp khả năng nghe, nói và nhận thức.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Nếu bé chậm phát triển ngôn ngữ, trong quá trình chăm sóc, phụ huynh sẽ nhận ra các bé không đạt được các mốc phát triển ngữ âm hay ngôn ngữ gián tiếp cần có ở độ tuổi điển hình. Các triệu chứng của trẻ theo từng độ tuổi bao gồm:

  • Trẻ 4 tháng tuổi: Không biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt, không chủ động phát ra các tiếng bi bô.
  • Trẻ 6 tháng tuổi: Ít khi la hét, có thái độ thờ ơ với mọi thứ xung quanh, không chủ động phát ra các tiếng bi bô.
  • Trẻ 7 tháng tuổi: Có dấu hiệu bi bô, nhưng khó khăn trong việc bắt chước ngữ âm của người khác.
  • Trẻ 8 tháng tuổi: Chưa thể phát ra các âm thanh tương tự phụ âm.
  • Trẻ 9 - 15 tháng tuổi: Không có hiện tượng phản ứng khi người khác gọi. Khả năng nói vẫn ở mức bập bẹ.
  • Trẻ 2 tuổi: Không thể nói ra được một từ trọn vẹn, phát âm kém.
  • Trẻ 3 tuổi: Không có khả năng nói những câu ngắn, khó ghép lại các từ với nhau tạo thành câu.

Trẻ 3 tuổi không nói câu ghép thường là biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ 3 tuổi không nói câu ghép thường là biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ

Nguyên nhân xảy ra chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Để xảy ra tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ, có nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau như: Mắc bệnh lý về cơ, yếu tố tâm lý không vững vàng, thiểu năng trí tuệ hay mất khả năng thính giác. Một số trường hợp các nguyên nhân kết hợp với nhau gây nên chậm phát triển ngôn ngữ.

Trẻ mắc bệnh lý nhóm cơ bám da mặt, lưỡi

Một số nhóm cơ bám da mặt, xung quanh các hốc tự nhiên đặc biệt là vùng miệng như: Cơ vòng miệng, cơ nâng môi trên, cơ hạ môi dưới, cơ hạ góc miệng,... Có nhiệm vụ khá quan trọng trong việc tạo ra tiếng nói. Vì một số nguyên nhân nào đó có thể do liệt dây thần kinh chi phối mà các nhóm cơ này không đáp ứng phản xạ hoặc cảm giác để hoạt động bình thường, gây nên tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Ngoài ra còn có lưỡi cũng là một khối cơ và là một bộ phận góp phần trong việc tạo ra âm thanh. Có một số bệnh lý và dị tật bẩm sinh khiến lưỡi của trẻ khó chuyển động, gây nên tình trạng khó nói ví dụ: Dính lưỡi (ngắn phanh lưỡi) là tình trạng lớp màng mỏng phía dưới lưỡi dày, ngắn và căng gây hạn chế khoảng di động của lưỡi, khiến cho trẻ khó phát âm và chậm phát triển ngôn ngữ.

Các nhóm cơ bám da mặt ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ngôn ngữ

Các nhóm cơ bám da mặt ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ngôn ngữ

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến ngôn ngữ 

Một nguyên nhân khá phổ biến khiến bé chậm phát triển ngôn ngữ, chính là yếu tố tâm lý và tâm thần. Khi một đứa trẻ phải sống trong môi trường nhiều áp lực sẽ khiến chúng không dám giao tiếp nhiều, điều này dẫn đến tình trạng thiếu lưu thông ngôn ngữ và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là điều tất nhiên. Hay khi trẻ sống trong một gia đình mà cha mẹ chỉ chăm chú đi làm, bỏ bê, không có nhiều sự quan tâm chăm sóc dành cho con, cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực về mặt cảm xúc. Việc không quan tâm, ít được nói chuyện khiến đứa trẻ mang tâm lý cô lập kèm theo triệu chứng ít nói, không có sự đa dạng phong phú trong từ ngữ, các phản xạ ngôn ngữ gián tiếp cũng kém đi.

Một yếu tố tâm lý nữa là phổ tự kỷ (ASD) cũng ảnh hưởng đến chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Mặc dù không phải 100% tất cả trẻ tự kỷ đều bị chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng hầu hết trẻ mắc chứng phổ tự kỷ thường gặp các ảnh hưởng đến giao tiếp. Chúng thường mất tập trung nhiều hơn vào những thứ khác đang diễn ra xung quanh bản thân. Nguyên nhân có thể đến từ việc không muốn hoặc tránh né giao tiếp với người khác, không có nhu cầu giao tiếp nhiều như những đứa trẻ cùng độ tuổi phát triển thông thường. Điều này là trở ngại làm trẻ khó phát âm chính xác và không có nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của bản thân.

Tổn thương tâm lý thường đi kèm với rối loạn ngôn ngữ trẻ

Tổn thương tâm lý thường đi kèm với rối loạn ngôn ngữ trẻ

Thiểu năng trí tuệ gây suy giảm ngôn ngữ

Trẻ thiểu năng trí tuệ thường suy giảm tất cả các kỹ năng xã hội tổng quát cần thiết. Điển hình như chứng khó đọc, đó là một khó khăn trong học tập và tiếp thu, nghĩa là nó gây ra các vấn đề hay tạo ra các khó khăn với một số khả năng được sử dụng để học, cụ thể là đọc và viết. Với một đứa trẻ mà khả năng đọc và viết bị hạn chế, chắc chắn ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết sẽ phát triển chậm hơn với những trẻ bình thường.

Ngoài ra một mối liên hệ gián tiếp giữa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và chậm phát triển trí tuệ chính là IQ (chỉ số thông minh). Dựa theo chỉ số IQ đứa trẻ được cho là khiếm khuyết hoạt động trí tuệ là khi chúng có chỉ số nằm trong khoảng 70 – 75. Những trẻ này thường khả năng tiếp thu rất thấp, rất dễ bị xao nhãng bởi thứ khác nên không tập trung được. Trẻ biết nói muộn hơn, vốn từ cũng khá nghèo nàn, khả năng hiểu các câu nói cũng kém hơn một đứa trẻ bình thường.

Suy giảm hoặc mất toàn bộ khả năng thính giác

Trẻ khiếm thính cũng dễ có khả năng bị chậm phát ngôn ngữ. Nếu không thể nghe được âm thanh thì việc học giao tiếp cụ thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Với trẻ khiếm thính bẩm sinh hoặc gặp phải vấn đề làm mất toàn bộ khả năng thính giác, trẻ không nghe được âm thanh từ cha mẹ, gần như bị cô lập hoàn toàn, dù cho có khả năng biết nói nhưng việc thực hiện là hoàn toàn không thể vì không nghe được từ này đọc thế nào, phát âm ra làm sao.

Khiếm thính là một nguyên nhân cực phổ biến để khiến cho một đứa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Bệnh lý này tỷ lệ nghịch với phát triển năng ngôn ngữ ở trẻ. Những trẻ khiếm thính bẩm sinh hoặc điếc càng bị chậm phát triển ngôn ngữ nghiêm trọng dù cho khiếm khuyết này được phụ huynh phát hiện rất sớm và có sử dụng biện pháp can thiệp từ những năm đầu đời của trẻ.

Khiếm thính hạn chế ngôn ngữ mà trẻ học được hằng ngày

Khiếm thính hạn chế ngôn ngữ mà trẻ học được hằng ngày

Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại nhà

Các can thiệp từ sớm của phụ huynh như: Chơi với trẻ, tạo cuộc nói chuyện mô phỏng, áp dụng các phương pháp âm ngữ trị liệu,… ngay tại nhà. Có tác dụng khá tốt trong việc dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và thúc đẩy hình thành ngôn ngữ sớm hơn.

Chơi nhiều hơn với trẻ mỗi ngày

Khi chơi với trẻ, phụ huynh sẽ cảm nhận được các vấn đề của con dễ dàng hơn. Việc chơi với con, tăng thời gian tiếp xúc và học hỏi nhiều hơn các ngữ âm chính xác từ cha mẹ, vận dụng được hết khả năng ngôn ngữ gián tiếp như: Ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ tượng hình,… 

Ví dụ: Khi cầm đồ chơi lên ngang tầm mắt của con hãy đọc tên món đồ đó, kèm theo các cử chỉ miêu tả. Đặc biệt khi nói cũng nên sử dụng âm thanh truyền cảm, có nhịp điệu, điều này giúp trẻ không nhàm chán hay bị mất tập trung.

 Sự ân cần khi chơi giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ giải toả tâm lý

Sự ân cần khi chơi giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ giải toả tâm lý

Tạo các cuộc nói chuyện mô phỏng 

Các cuộc nói chuyện mô phỏng là thực hiện những tình huống giao tiếp mẫu cho trẻ thấy và thực hiện. Ví dụ: Phụ huynh cho trẻ sử dụng bộ đồ chơi bác sĩ, nhiệm vụ của trẻ là phải nhập vai và khám bệnh cho bạn, điều này yêu cầu khả năng đặt ra câu hỏi và tìm hiểu bệnh nhân, đương nhiên trẻ sẽ bắt buộc vận dụng khả năng ngôn ngữ của mình. Việc tạo ra tình huống mẫu bằng đồ chơi rất phổ biến và cực kỳ thích hợp, bởi đồ chơi luôn thu hút bé tìm cách sử dụng, là một điều khá tốt để áp dụng dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Hãy đọc sách cùng với trẻ

Những câu chuyện hay, với sự tập trung cao độ, giúp bé học hỏi và ghi nhớ được nhiều cách phát âm, bổ sung thêm vốn ngôn ngữ đang còn thiếu sót.

Ngoài ra, thông qua lời kể, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cũng nắm được cách phát âm và sửa dần các lỗi ngôn ngữ cơ bản như: Ngọng nghịu, ghép sai câu,... Dù là một phương pháp đơn giản, nhưng cũng cần có nguyên tắc nhất định:

  • Phát âm của phụ huynh cần rõ ràng, rành mạch.
  • Không nên kể quá nhanh, hãy nói chậm rãi nhất có thể, để trẻ kịp hiểu bạn đang nói gì.
  • Khi kể chuyện để không bị nhàm chán, nên có vần điệu, đọc truyền cảm từng câu chữ.
  • Nếu có thể, hãy kể chuyện trước khi trẻ đi ngủ, đây là lúc thích hợp và yên tĩnh nhất để trẻ tập trung.

Kể truyện cho trẻ làm tăng vốn ngôn ngữ đang còn ít ỏi

Kể truyện cho trẻ làm tăng vốn ngôn ngữ đang còn ít ỏi

Áp dụng các hình thức âm ngữ trị liệu tân tiến

Ngôn ngữ trị liệu là phương pháp được nhiều phụ huynh tìm đến và sử dụng điều trị cho bé chậm phát triển ngôn ngữ. Hai trong số những cách điều trị trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được chuyên gia sử dụng nhiều nhất hiện nay là:

  • Liệu pháp ngôn ngữ PROMPT (Prompts for rest structure moral muscular phonetic target): Phương pháp ứng dụng dựa trên việc hình thành thói quen vận động nhóm cơ và các động tác tối thiểu để tạo ra một âm thanh hoàn chỉnh. Trong quá trình định hướng, qua cảm giác xúc giác và cảm giác bản thể, chuyên gia sẽ giúp trẻ tìm ra cách vận động tối ưu nhất: Môi, lưỡi, hàm, mặt,… 
  • Liệu pháp ngôn ngữ AAC: Chỉ dẫn và thực hành các kỹ năng mềm như: Giao tiếp, nhận biết mặt chữ, đọc chữ… Bằng các bảng ký tự đặc biệt, hoặc buổi trò chuyện mô phỏng. Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được tiếp xúc với nhiều ký tự, ngữ âm, kể cả ngôn ngữ cơ thể. Ngoài ra, một ưu điểm mà liệu pháp này mang lại là cải thiện phần lớn tình trạng ngại ngùng, tránh né giao tiếp ở những trẻ phổ tự kỷ chậm phát triển ngôn ngữ.

Nghiệm pháp AAC giúp trẻ nhận tăng tốc độ phát triển ngôn ngữ

Nghiệm pháp AAC giúp trẻ nhận tăng tốc độ phát triển ngôn ngữ

Dược liệu quý cho tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Một số loại dược liệu từ thiên nhiên đã được các chuyên gia nghiên cứu và cho thấy tác dụng hỗ trợ phát triển ngôn ngữ tốt trên lâm sàng như: Thăng ma, bạch quả, đinh lăng,... Thăng ma, theo một nhóm nghiên cứu dược liệu về công năng-chủ trị và tính chất dược lý cho biết, dược liệu này giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giảm thiểu tối đa tình trạng stress ở trẻ, đặc biệt ở trẻ tự kỷ. Thăng ma cũng giảm các ức chế lượng sucrose trong cơ thể và ổn định nồng độ hormon vỏ thượng thận, điều chỉnh cân bằng nội môi và căng thẳng tâm lý ở trẻ.

Ngoài ra việc kết hợp thăng ma cùng với đinh lăng và bạch quả cũng đem đến tác dụng tích cực trong điều trị trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như: Hạn chế nguy cơ nhồi máu não, thiếu máu não, ngăn chặn sự thoái hóa tế bào thần kinh, giảm sự tấn công của các gốc tự do có trong cơ thể,… Hình thành lớp vỏ bảo vệ não bộ, tăng tỉnh táo và sự tập trung của trẻ lên nhiều lần.

Thăng ma ổn định hormon làm giảm căng thẳng tâm lý ở trẻ

Thăng ma ổn định hormon làm giảm căng thẳng tâm lý ở trẻ

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là những rối loạn giao tiếp dễ nhận ra với các dấu hiệu cụ thể. Nguyên nhân và phương hướng giải quyết tình trạng này cũng tùy thuộc vào từng cá nhân nhất định. Để hạn chế nguy cơ chậm phát triển ngôn ngữ cha mẹ nên có sự chuẩn bị trước cho trẻ bằng những loại thực phẩm chức năng đặc hiệu với não bộ và an toàn với trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc liên hệ để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn kịp thời.