Sử dụng các thẻ học tập Flashcard

Thẻ Flashcard là một dạng được dùng cho mục đích học tập và ứng dụng rộng rãi trong khắc phục trẻ chậm nói. Flashcard bao gồm 3 dạng: Ngôn ngữ, tư duy, tri thức. Điều quan trọng nhất đối với trẻ chậm nói là kích thích trí óc, vì vậy phụ huynh nên ưu tiên tích hợp 2 loại thẻ: Ngôn ngữ và tư duy.

  • Flashcard tư duy: Là dạng thẻ hạn chế chú thích hoặc phụ đề cho hình ảnh minh hoạ. Với mỗi thẻ như vậy, trẻ sẽ cần vận dụng sự tưởng tượng và khả năng ngôn ngữ để diễn đạt thành một câu chứa ngữ cảnh tương ứng. Dựa vào cách đặt câu, phụ huynh sẽ nắm bắt được phần nào khả năng nói của trẻ, đồng thời giúp phát triển từ vựng và vận dụng ngôn ngữ thành thạo hơn.
  • Flashcard ngôn ngữ: Dạng thẻ có chữ, câu, từ đơn giản đến khó. Những ngày đầu tiên, phụ huynh hãy cho trẻ chậm nói học từ 1-2 thẻ, mỗi lần chỉ cần kéo dài khoảng 1-2 phút. Về sau, hãy tăng độ khó của bài học, mỗi ngày cho bé xem 5-6 thẻ, mỗi khi trẻ có thái độ không tập trung, hãy tráo thẻ khác. 

Bo-the-Flashcard-giup-tre-cham-noi-ghi-nho-nhanh-tu-vung

Bộ thẻ Flashcard giúp trẻ chậm nói ghi nhớ nhanh từ vựng

Nói chuyện với trẻ chậm nói

Trò chuyện là mẹo chữa trẻ chậm nói mang yếu tố tiên quyết và rất quan trọng. Giao tiếp là cơ hội tác động trực tiếp vào khả năng ngôn ngữ, qua đó trẻ có thể học được cách nói chuyện, phát âm chuẩn xác, bổ sung vốn từ vựng. Ngoài ra, đây còn là phương pháp định hướng ngôn ngữ khá hiệu quả, được các chuyên gia khuyên nên áp dụng ngay từ thời gian đầu. 

Môi trường giao tiếp sẽ tác động khoảng 70% khả năng ngôn ngữ, phát âm, vốn từ vựng. Môi trường ở đây là những cuộc nói chuyện hằng ngày giữa cha mẹ với trẻ. Áp dụng phương pháp này cần phải dựa trên những tiêu chuẩn nhất định, bao gồm:

  • Không nhại lại lời bé chậm nói, bởi đây là thời gian mà trẻ phát âm vẫn còn ngọng nghịu. Nếu bắt chước sẽ khiến trẻ học theo, gây khó khăn trong cải thiện tật nói ngọng sau này.
  • Phát âm rõ ràng, chính xác.
  • Nói thật chậm rãi.
  • Thường xuyên sử dụng từ, câu nói mới, hạn chế lặp lại câu chữ. Điều này sẽ giúp bé được tiếp xúc với nhiều từ vựng mới hơn và bổ sung lượng từ đang còn ít ỏi.

>>> XEM THÊM: Trẻ chậm nói là gì? Nguyên nhân, khắc phục chứng chậm nói

Qua-cac-buoi-tro-chuyen-tre-cham-noi-manh-dan-giao-tiep-hon

Qua các buổi trò chuyện, trẻ chậm nói mạnh dạn giao tiếp hơn

Học nói qua các bài hát

Một mẹo chữa trẻ chậm nói đơn giản mà phụ huynh không nên bỏ qua, đó là dạy các bài hát thiếu nhi. Những bài hát chứa giai điệu nhộn nhịp, sẽ giúp trẻ dễ dàng học và tiếp thu. Khả năng nói cũng sẽ được phát huy qua phương pháp này. Một bài hát sẽ giải quyết được khá nhiều vấn đề cho trẻ chậm nói:

  • Vần điệu bài hát khiến trẻ học thuộc, ghi nhớ lời bài hát dễ dàng, tăng vốn từ vựng.
  • Những bài hát khác nhau sẽ giúp bé được tiếp xúc với ca từ, giai điệu mới, tránh sự nhàm chán và kích thích trẻ chậm nói bi bô.
  • Bài hát vui sẽ giúp trẻ vui vẻ, truyền tải năng lượng tích cực. Tránh nguy cơ trầm cảm, stress đối với trẻ chậm nói do chứng tự kỷ hoặc tổn thương tâm lý.
  • Âm nhạc là một hình thức giao tiếp, giúp trẻ bộc lộ cảm xúc với cha mẹ, thông qua một bài hát hoặc giai điệu đã học.

Sử dụng các câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng thường có hướng trả lời ngắn gọn: “Có ạ” hoặc “không ạ”. Phương pháp này như một bài test kiểm tra trình độ nhận biết và phân biệt câu hỏi của trẻ chậm nói. Khi cha mẹ hỏi mà không nhận được câu trả lời thì có thể trẻ đang không hiểu bạn nói gì hoặc nếu phản ứng chậm thì đồng nghĩa với việc mức độ ngôn ngữ đang nằm trong tình trạng yếu, kém.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng câu hỏi đóng quá mức. Nếu sử dụng dạng câu này để hỏi dồn dập về nhu cầu của trẻ: “Con muốn chơi cùng mẹ không”, “con lấy xe điều khiển không”, “con muốn đi vệ sinh không”,… sẽ vô tình tạo thói quen khiến trẻ không chủ động giao tiếp. Vì lẽ đó, cách tốt nhất là chỉ nên sử dụng câu hỏi đóng lúc cần thiết.

Thuc-hien-bo-cau-hoi-dong-de-kiem-tra-tinh-trang-cham-noi-cua-tre

Thực hiện bộ câu hỏi đóng để kiểm tra tình trạng chậm nói của trẻ

Sử dụng đồ chơi có âm thanh 

Các loại đồ chơi phát ra âm thanh thường rất đa dạng, cha mẹ có thể lựa chọn: Gấu bông, búp bê, bảng chữ cái,… cho trẻ chậm nói. Không những điều trị tình trạng chậm nói, mà còn kích thích bộ óc sáng tạo, khiến trẻ nhanh nhẹn hơn. 

Mỗi loại đồ chơi phát ra âm thanh, đều sẽ mang lại những ưu điểm khác nhau giúp tái hiện cách phát âm cho trẻ bắt chước. Cụ thể như sau:

  • Gấu bông hoặc búp bê: Hình dáng dễ thương, khiến bé ấn tượng và tìm đến chúng để chơi. Các ngữ âm mà gấu bông mô phỏng ra, sẽ giúp trẻ bắt chước và lặp lại. Đồ chơi này phần nào giúp trẻ chậm nói học được nhiều từ vựng hơn. Ngoài ra, gấu bông hay búp bê thường được trẻ coi như một người bạn, giúp tăng khả năng giao tiếp và kết nối ngôn ngữ giữa trẻ và đồ chơi.
  • Bảng chữ cái điện tử: Khi trẻ bấm vào từng chữ cái sẽ có tiếng mô phỏng cách phát âm chính xác. Để có thể giúp trẻ tiếp xúc nhiều hơn, nhận biết các mặt chữ và học cách phát âm, bảng chữ cái điện tử còn tích hợp thêm những hình ảnh dễ thương và hút mắt, kích thích trẻ sử dụng.

Tre-cham-noi-lap-lai-cac-tu-ma-thu-nhoi-bong-phat-ra

Trẻ chậm nói lặp lại các từ mà thú nhồi bông phát ra

Kể chuyện trước giờ ngủ

Kể chuyện cho trẻ dễ ngủ là một hình thức khá quen thuộc, đã được nhiều phụ huynh áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, đây lại là mẹo chữa trẻ chậm nói hay và hiệu quả mà ít ai biết đến. 

Các chuyên gia cho biết, khoảng thời gian 30 phút trước khi đi ngủ vào buổi tối, đầu óc của trẻ luôn ở trạng thái thoải mái nhất và sẵn sàng tiếp nhận mọi thứ. Đây là lúc, cha mẹ có thể giúp trẻ hình dung được các từ trong sách mang ý nghĩa gì, cách phát âm như thế nào. 

Khi kể, cha mẹ cần chú ý nói thật chậm rãi, dễ nghe, phát âm tròn vành rõ chữ để trẻ học và tiếp thu dễ dàng nhất có thể. 

Tre-cham-noi-se-hoc-cach-phat-am-khi-nghe-ke-chuyen

Trẻ chậm nói sẽ học cách phát âm khi nghe kể chuyện

Tạo tính tự giác cho trẻ

Cha mẹ cần tạo môi trường mang tính độc lập nhất định cho trẻ chậm nói. Trong một hoàn cảnh nhất định, nếu mong muốn của con không được cha mẹ giúp đỡ như: Uống sữa, đi vệ sinh, muốn món đồ chơi theo ý thích,… thì trẻ phải tự mình làm mọi cách để diễn tả nhu cầu cho cha mẹ. 

Đối với trẻ chậm nói từ 8-12 tháng tuổi, khi khả năng nói là quá sức, ngôn ngữ hình thể sẽ được kích hoạt đến mức tối đa. Khi trẻ được 2-3 tuổi, hoàn cảnh ép buộc mọi thứ biểu thị ra bằng lời nói. Vì vậy theo chuyên gia, cách tốt nhất để dạy một đứa trẻ chậm nói là để chúng tự lập, khi đặt vào hoàn cảnh khó khăn, bắt buộc những khả năng tiềm ẩn sẽ bộc lộ, bao gồm ngôn ngữ.

Mẹo này cha mẹ không nên áp dụng với trẻ chậm nói do các bệnh lý ốc tai, hoặc những vấn đề liên quan đến thính giác. Vì những trẻ này vốn khả năng nghe đã hạn chế từ nhỏ, thì khả năng học và bộc lộ được ngôn ngữ là bất khả thi.

Chữa chậm nói bằng đậu đỏ

Từ xưa, dân gian đã sử dụng đậu đỏ để chữa trẻ chậm nói, tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu chính thống nào làm rõ về phương pháp này. Cách làm khá đơn giản, cha mẹ có thể thực hiện ngay cho con theo các bước sau:

  • Bước 1: Lấy đậu đỏ xay thành bột mịn.
  • Bước 2: Lấy bột đậu đỏ đã xay nhuyễn trộn cùng với rượu trắng, sao cho thu được hỗn hợp đặc sệt trong vòng 15 phút.
  • Bước 3: Bôi hỗn hợp này vào phía dưới phần lưỡi của bé chậm nói, 1-2 lần mỗi ngày, liên tục trong khoảng 1 tuần.

Thực chất đây chỉ là một mẹo chữa trẻ chậm nói dân gian chưa được kiểm chứng, nhưng được người xưa sử dụng và truyền miệng đến bây giờ. Vì vậy phụ huynh cũng nên cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng cho trẻ chậm nói.

Tron-bot-dau-do-va-ruou-co-the-cai-thien-tinh-trang-cham-noi

Trộn bột đậu đỏ và rượu có thể cải thiện tình trạng chậm nói

Trị liệu ngôn ngữ trẻ chậm nói

Ngôn ngữ trị liệu là phương pháp được nhiều chuyên gia sử dụng trong điều trị tình trạng chậm nói ở trẻ. Tuỳ vào nguyên nhân khiến trẻ chậm nói và mức độ nặng hay nhẹ, mà các chuyên gia sẽ tìm phương pháp phù hợp nhất mang lại hiệu quả cao. Hai trong số những cách điều trị trẻ chậm nói được chuyên gia sử dụng đầu tay là:

  • Liệu pháp PROMPT ( Prompts for rest structure moral muscular phonetic target): Phương pháp được ứng dụng với trẻ dựa trên cơ chế: Hình thành thói quen vận dụng nhóm cơ và các động tác cần thiết để tạo thành âm thanh hoàn chỉnh. Trong quá trình hướng dẫn, thông qua cảm giác xúc giác và cảm giác bản thể, chuyên gia sẽ giúp trẻ chậm nói tìm ra cách vận động: Môi, lưỡi, hàm, mặt,… 
  • Liệu pháp AAC: Hướng dẫn trẻ thực hành thuần thục các kỹ năng mềm như: Giao tiếp, cách nói chuyện, nhận biết mặt chữ,… thông qua các bảng ký tự hoặc buổi trò chuyện mô phỏng. Phương pháp này mang hướng giảng dạy truyền thống, giúp các bé chậm nói được tiếp xúc với nhiều ký tự, ngữ âm. Ngoài ra, liệu pháp còn giúp cải thiện phần lớn tình trạng ngại ngùng, tránh né giao tiếp ở những trẻ chậm nói.

>>> XEM THÊM: Trẻ chậm nói khám ở đâu? Khi nào cần đi khám?

Lieu-phap-PROMPT-huong-dan-tre-cham-noi-thuc-hien-dong-tac-am-ngu

Liệu pháp PROMPT hướng dẫn trẻ chậm nói thực hiện động tác âm ngữ

Chữa chậm nói bằng mẹo giật đồ

Mẹo chữa trẻ chậm nói được dân gian truyền lại là giật đồ của người khác cho vào miệng. Phương pháp này được ông bà xưa áp dụng, tuy nhiên có thật sự hiệu quả hay không thì vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào. Cách làm đơn giản như sau:

  • Bước 1: Đưa trẻ tới nơi đông người qua lại, có thể là chợ hoặc khu mua sắm.
  • Bước 2: Tìm xem có người nào đang ăn thức ăn gì và cầm trên tay hay không.
  • Bước 3: Tiến lại gần và giật đồ ăn cho vào miệng bé.

Phương pháp có chắc chắn là cách điều trị trẻ chậm nói mang lại hiệu quả hay không vẫn còn nhiều nghi vấn. Tuy nhiên, cha mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi áp dụng, vì đây là hành động thiếu văn minh, thêm vào đó việc giật thức ăn vội cho vào miệng trẻ cũng khá nguy hiểm, con có thể dễ bị hóc.

Chăm sóc trẻ chậm nói ngay tại nhà

Kết hợp cùng các mẹo chữa trẻ chậm nói, việc bổ sung các thảo dược quý cải thiện cũng rất cần thiết. Các loại thảo dược như: Đinh lăng, bạch quả, thăng ma,… rất tốt cho trí óc và sự phát triển của trẻ. Theo nghiên cứu của Ts Nguyễn Thị Thu Hương cùng các cộng sự tại trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM chỉ ra rằng, trong cây đinh lăng chứa nhiều vi chất quý, giúp ổn định tuần hoàn não, hạn chế nguy cơ gặp các tai biến như: Nhồi máu não, thiếu máu não thoáng qua,… Ngoài ra, đinh lăng khi kết hợp cùng bạch quả, thăng ma sẽ giúp ổn định não bộ, tăng khả năng tập trung, kích thích não bộ học tập và ghi nhớ. Quá trình oxy hóa các tế bào thần kinh cũng được hạn chế, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ rõ rệt.

Cùng với các thảo dược, cha mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm chức năng bổ sung đầy đủ các vi chất như: Coenzyme Q10, vitamin B6, axit folic,… làm tăng tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, giúp trí não luôn nhạy bén, quá trình tiếp nhận và học hỏi chức năng nói được thúc đẩy nhanh hơn.

Vì thế, để thuận tiện hơn trong cải thiện và đạt hiệu quả cao, cha mẹ nên sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần trên cho trẻ chậm nói.

Bach-qua-kich-thich-nao-bo-tre-hoc-tap-va-ghi-nho-ngon-ngu

Bạch quả kích thích não bộ trẻ học tập và ghi nhớ ngôn ngữ

Cho đến thời điểm hiện tại, rất nhiều mẹo chữa trẻ chậm nói được biết đến. Tuy nhiên, để cải thiện tốt tình trạng của trẻ chậm nói, phụ huynh cần đưa trẻ đến các phòng khám nhi khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Kết hợp với việc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần từ cao đinh lăng. 

Mọi thông tin cần làm rõ về tình trạng chậm nói ở trẻ, hãy để lại số điện thoại ở dưới phần bình luận, đội ngũ nhân viên và chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://kidshealth.org/en/parents/not-talk.html

https://familydoctor.org/condition/speech-and-language-delay/amp/

https://www.mottchildren.org/posts/your-child/speech-and-language-development