Trẻ chậm nói, kém giao tiếp là gì?

Chậm nói là tình trạng yếu kém về khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ so với trẻ cùng độ tuổi. Ở các mốc phát triển khác nhau, trẻ sẽ có những khả năng nói và sử dụng ngôn từ khác nhau. Tuy nhiên, nếu sự phát triển chậm hơn so với mốc bình thường 3 đến 6 tháng thì rất có thể con bạn đã mắc phải chứng chậm nói.

Ngoài ra, trẻ chậm nói có vốn từ vựng ít ỏi, sử dụng ngôn ngữ không phong phú. Một số trường hợp trẻ chỉ sử dụng được các câu ngắn và không biết cách hồi đáp lại các hoạt động giao tiếp xung quanh, dẫn đến thụ động, chậm nói.

Tre-cham-noi-la-mot-dang-kem-phat-trien-ngon-ngu

Trẻ chậm nói là một dạng kém phát triển ngôn ngữ

Làm thế nào để nhận biết trẻ chậm nói?

Theo các chuyên gia nhận định, trong quá trình phát triển ở trẻ, việc biến đổi khả năng nói sẽ xảy ra theo các giai đoạn. Nếu con của bạn đang trong một mốc tuổi nhất định mà vẫn chưa thấy xuất hiện các dấu hiệu ngôn ngữ cần thiết thì khả năng cao đó là biểu hiện của chứng chậm nói. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu có những âm thanh đa dạng và nói được một số từ thông dụng như “baba” hoặc “mama”. Tuy nhiên, đối với trẻ chậm nói ở giai đoạn này sẽ có một vài khác biệt:

  • Không cố gắng bắt chước từ ngữ của mọi người.
  • Tỏ ra chậm chạp với các âm thanh.
  • Không bập bẹ các từ đơn giản “baba”, “mama”.

Giai đoạn 18 - 24 tháng tuổi

Khi trẻ gần 2 tuổi sẽ phát triển một loạt kỹ năng giao tiếp mới. Thông thường, các kỹ năng được bổ sung thêm sẽ thiên về cụm từ cắt ghép. Trẻ chậm nói thì hoàn toàn ngược lại:

  • Vốn từ vựng không phong phú, đa dạng.
  • Khả năng sử dụng và cắt ghép cụm từ gần như không có.
  • Đáp ứng với giao tiếp vẫn hời hợt và thiếu tập trung.

Giai đoạn 2 - 3 tuổi

Đây là giai đoạn bùng nổ về kỹ năng nói và ngôn ngữ. Số lượng từ vựng tiếp thu được trong thời gian này khoảng 200 từ hoặc hơn. Trẻ cũng có thể lờ mờ hiểu, nhận thức được ý nghĩa trong câu nói của người khác. Nếu thời điểm này vẫn không xuất hiện sự bùng nổ chắc chắn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng chậm nói ở trẻ, chẳng hạn như:

  • Không lựa chọn nhiều từ vựng mới để áp dụng.
  • Khó kết hợp 3 từ trở lên để tạo thành câu hoàn chỉnh.
  • Phản ứng chậm chạp hoặc gần như không hiểu các câu hỏi đóng.
  • Không thể hiện nhu cầu qua ngôn ngữ cơ thể hay cảm xúc.

Tre-cham-noi-thuong-dap-ung-cham-voi-cac-kich-thich-am-thanh

Trẻ chậm nói thường đáp ứng chậm với các kích thích âm thanh

Nguyên nhân tình trạng trẻ em chậm nói

Một loạt các nguyên nhân có thể dẫn đến chứng chậm nói hoặc làm gián đoạn tiến trình học nói. Các khiếm khuyết về: Thể chất, rối loạn tâm thần kinh, các sự cố tâm lý, … đều có thể là nguyên nhân.

Bệnh lý tác động đến ngôn ngữ

Những khiếm khuyết liên quan đến các cơ vùng miệng (Cơ hạ góc miệng, cơ nâng môi trên, cơ vòng miệng,…), lưỡi hoặc vùng vỏ não không thể điều khiển được cơ quan đều có thể ảnh hưởng đến quá trình phát âm ở trẻ. 

Ngoài ra, theo nghiên cứu, các vấn đề về thính giác đều dễ xảy ra tình trạng trẻ chậm nói. Bởi sự hạn chế âm thanh đi vào tai, khiến trẻ gặp phải tình trạng không tiếp xúc được với ngôn ngữ. Đây cũng là khó khăn trong việc học cách để bắt chước ngôn ngữ trôi chảy.

Chậm nói là dấu hiệu của phổ tự kỷ

Chậm nói là lý do ảnh hưởng khá lớn đến phổ tự kỷ ở trẻ. Theo một số nghiên cứu đơn giản của chuyên gia, một nửa những đứa trẻ 3 tuổi chậm nói thường được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Rối loạn phổ tự kỷ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ theo nhiều hướng khác nhau. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ sẽ gặp những khó khăn nhất định trong giao tiếp không lời, vì vậy các biểu lộ nhu cầu khi ở độ tuổi 12 tháng sẽ không thể hiện ra. 

Ngoài ra, chứng tự kỷ cũng dẫn đến một vấn đề khá phổ biến khác đối với trẻ chậm nói. Người xung quanh sẽ khó để hiểu vấn đề gì đang xảy ra khi trẻ thường xuyên lặp đi lặp lại các từ giống nhau một cách vô thức, đó có thể là một cụm từ trong tivi, phim hoặc trò chơi điện tử.

>>> XEM THÊM: 10 nguyên nhân trẻ chậm nói và cách chữa tốt nhất hiện nay

Cham-noi-co-the-la-dau-hieu-cua-chung-pho-tu-ky

Chậm nói có thể là dấu hiệu của chứng phổ tự kỷ

Chậm nói bắt nguồn từ sự khuyết tật trí tuệ

Những đứa trẻ bị khuyết tật trí tuệ thường kèm theo các dấu hiệu chậm phát triển trên diện rộng, trong đó có học tập ngôn ngữ và khả năng nói. Sự khuyết tật trí tuệ dẫn đến gặp trục trặc trong việc nghĩ ra cụm từ hoặc cách phát âm để người khác hiểu được. 

Việc nhận thức ngôn ngữ và sắp xếp trật tự các câu trong lời nói của mọi người cũng có thể gặp khó khăn. Đồng thời, trẻ khuyết tật trí tuệ cũng xảy ra hiện tượng chậm phát triển về mặt nhận thức xã hội, tình cảm, thể chất yếu, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học nói.

Phương pháp cải thiện tình trạng chậm nói cho trẻ hiệu quả

Tình trạng chậm nói ở trẻ có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp sau này nếu không được cải thiện sớm. Các phương pháp hỗ trợ hiện nay rất phong phú và đa dạng. Một số cách thức phụ huynh có thể áp dụng ngay tại nhà, được các chuyên gia đánh giá cho hiệu quả khá cao giúp trẻ chậm nói phục hồi khả năng giao tiếp.

Trò chuyện cùng trẻ chậm nói

Cách tốt nhất để giúp bé chậm nói trau dồi lượng từ vựng, biết cách phát âm chính xác là giao tiếp với chúng. Hãy ngồi xuống cạnh con và tạo ra cuộc trò chuyện, dù là một chiều. Điều này sẽ phần nào định hướng ngôn ngữ của trẻ.

Câu nói của phụ huynh sẽ là mẫu để con học theo và ghi nhớ. Để làm được điều này, cha mẹ cần dựa trên nguyên tắc:

  • Sử dụng từ ngữ đơn giản và dễ dùng trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. 
  • Hãy bắt đầu bằng những từ đơn giản như: “ba ba”, “ma ma”.
  • Bởi vì trẻ chậm nói có khả năng tiếp thu ngôn ngữ mới khá kém, cho nên nếu có thể, phụ huynh cần truyền đạt thật chậm rãi, nhẹ nhàng và dễ nghe nhất có thể.
  • Hạn chế tình trạng lặp lại các từ và cách nói chưa hoàn thiện ở con. Bởi, nếu trẻ nghe được bạn sử dụng dạng ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh, sẽ khiến bé chai lì trong việc sửa cách phát âm và khó khăn trong khắc phục tình trạng chậm nói.

Tre-cham-noi-se-hoc-cach-phat-am-tu-buoi-tro-chuyen

Trẻ chậm nói sẽ học cách phát âm từ buổi trò chuyện

Đưa ra những câu hỏi đóng cho trẻ

Câu hỏi đóng là một dạng câu hỏi dễ, trẻ chỉ cần trả lời “có” hoặc “không”. Ví dụ: “Con có thích chú gấu bông này không”, “Con có yêu mẹ không”,… Ngoài việc có thể học được những từ vựng mới, cách ghép các từ với nhau để tạo ra câu có nghĩa, đây sẽ là một bài kiểm tra đơn giản về khả năng hiểu ngôn ngữ của con đến đâu, đồng thời nhu cầu của trẻ tại thời điểm đấy là gì. 

Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên cẩn thận, tránh lạm dụng, đặt quá nhiều câu hỏi đóng, sẽ khiến trẻ thụ động trong ngôn ngữ và không biết cách trả lời những câu hỏi mở như thế nào.

Thúc đẩy khả năng diễn tả nhu cầu

Đối với một đứa trẻ, sẽ có rất nhiều nhu cầu khác nhau như: Muốn đồ chơi, muốn uống sữa, đi vệ sinh,… Nếu như bạn luôn đưa cho trẻ mọi lựa chọn và hỏi nhu cầu, vô tình sẽ dẫn đến tình trạng thụ động và hạn chế việc giao tiếp, điều đó là không nên. 

Để kích thích trẻ chậm nói vận dụng khả năng giao tiếp thì việc cần làm là hãy mặc kệ trẻ. Khi con muốn một món đồ nào đấy, hay có bất cứ nhu cầu gì, bắt buộc trẻ phải dùng lời nói hoặc biểu cảm cơ mặt kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt. Việc này sẽ thúc đẩy khả năng nói sớm hơn và tăng trao đổi ngôn ngữ qua lại.

Đôi khi khả năng diễn tả nhu cầu bằng cách nói ở trẻ là bất khả thi do gặp trục trặc về thính giác. Chức năng nghe có vấn đề nên vốn dĩ trẻ không thể học và hình thành được các câu từ. Vì vậy, phương pháp thúc đẩy khả năng diễn tả nhu cầu chỉ nên áp dụng với trẻ chậm nói không gặp vấn đề về bệnh lý hay khuyết tật.

Hay-de-tre-cham-ngon-ngu-tu-noi-len-nhu-cau-cua-minh

Hãy để trẻ chậm ngôn ngữ tự nói lên nhu cầu của mình

Kể chuyện cho trẻ nghe mỗi tối

Buổi tối là khoảng thời gian khá thích hợp để kể chuyện cho trẻ chậm nói nghe. Bởi, đây là lúc yên tĩnh nhất để bé có thể tập trung toàn bộ trí lực của mình vào câu chuyện của cha mẹ mà không bị xao nhãng. Những câu chuyện lý thú cộng với sự tập trung, sẽ giúp bé đắm chìm vào ngôn ngữ, từ đó bổ sung thêm vốn từ vựng. 

Ngoài ra, thông qua lời kể, trẻ chậm nói cũng nắm được sơ bộ cách phát âm để bắt chước sửa dần các lỗi ngôn ngữ cơ bản như: Ngọng nghịu, ghép sai từ,… Để làm tốt phương pháp này, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Phát âm rõ ràng, rành mạch, tránh trường hợp khiến con bị ngọng nghịu nặng hơn.
  • Không nên nói quá nhanh, hãy phát âm chậm rãi nhất có thể.
  • Khi kể chuyện nên có vần điệu, nhấn nhá câu chữ để không bị nhàm chán.

Sử dụng phương pháp ngôn ngữ trị liệu

Các phương pháp trị liệu đã được chuyên gia áp dụng từ lâu trong cải thiện trẻ chậm nói. Tùy từng nguyên nhân chậm nói và mức độ nặng nhẹ khác nhau, mà có sự lựa chọn cách trị liệu ngôn ngữ. Hiện nay có 2 cách thông dụng được chuyên gia lựa chọn đầu tay, cụ thể:

  • Ứng dụng liệu pháp PROMPT (Prompts for Rest Structure Moral Muscular Phonetic Target): Đây là một kỹ thuật hướng dẫn trẻ làm cách nào để tạo ra âm thanh hoàn chỉnh. PROMPT sử dụng các cảm giác về xúc giác và bản thể, để tạo ra những chuyển động cần thiết của: Môi, lưỡi, hàm, mặt. 
  • Ứng dụng liệu pháp AAC: Hướng dẫn trẻ chậm nói thực hiện thành thạo các kỹ năng mềm như: Giao tiếp, cách nói, nhận mặt chữ,… thông qua bảng chữ cái hoặc buổi trò chuyện mô phỏng. Dựa trên nguyên tắc, nếu con đã chậm phát triển ngôn ngữ, thì phải cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn. Phương pháp này mang hơi hướng truyền thống trong giảng dạy, giúp các bé được tiếp xúc với nhiều mặt chữ, ngữ âm. Ngoài ra, liệu pháp này còn giúp cải thiện phần lớn tình trạng ngại ngùng và tránh né giao tiếp ở trẻ rối loạn tự kỷ mắc chứng chậm nói.

Cac-lieu-phap-ngon-ngu-cai-thien-cham-noi-nhanh-hon 

Các liệu pháp ngôn ngữ cải thiện chậm nói nhanh hơn 

Cách chăm sóc trẻ chậm nói tại nhà dành cho phụ huynh

Để cải thiện tốt tình trạng chậm nói ở trẻ, ngoài việc làm theo chỉ dẫn của chuyên gia và áp dụng liệu pháp chữa trị phù hợp, phụ huynh cũng nên có những cách chăm sóc tại nhà bổ trợ thêm:

  • Điều chỉnh chế độ ăn: Bổ sung các loại hạt, ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ.
  • Sử dụng các loại đồ chơi giàu trí tưởng tượng như: Thú nhồi bông, lego xếp hình.
  • Hãy cho bé đi dạo và tiếp xúc với không gian ngoài trời thường xuyên. Điều này sẽ giúp trẻ kích thích trí óc phát triển.

Cha mẹ nên bổ sung thêm dưỡng chất của thảo dược quý có trong thực phẩm chức năng như: Đinh lăng, bạch quả, thăng ma,… Theo nghiên cứu của một số tổ chức thuộc khoa Dược, trường Đại học Yên Đài, Trung Quốc, thăng ma giúp ổn định tuần hoàn máu não, hạn chế các hiện tượng thiếu máu, nhồi máu não và đột quỵ não. Ngoài ra, thăng ma còn làm giảm căng thẳng, ngăn chặn những tác nhân gây mệt mỏi ở trẻ, cải thiện chức năng của não bộ, trong đó có ngôn ngữ. 

Theo y học cổ truyền, thăng ma có nhiều tính vị và quy vào 4 kinh tâm, tỳ, phế, đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, thăng dương, giải độc, tán phong. Khi kết hợp thăng ma cùng với đinh lăng, bạch quả còn giúp kích thích các sóng điện não ở trẻ, cải thiện sự nhanh nhẹn về trí tuệ, nâng cao khả năng học tập và ghi nhớ.

Các vi chất được bổ sung thêm trong thực phẩm chức năng cũng rất quan trọng như: Coenzyme Q10, acid folic, vitamin B6,… giúp tăng sản sinh ra chất dẫn truyền xung thần kinh. Đồng thời bảo vệ các nơron khỏi sự oxy hoá bởi gốc tự do trong cơ thể.

Thang-ma-giup-tang-cuong-tuan-hoan-nao-bo-tre-cham-noi

Thăng ma giúp tăng cường tuần hoàn não bộ trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói là một vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Việc tìm hiểu thật kỹ để nắm bắt nguyên nhân, các dấu hiệu và điều trị sẽ giúp các bậc phụ huynh an tâm hơn trong quá trình khắc phục tình trạng chậm nói cho con. Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, hoặc để lại phần bình luận của bạn ngay phía dưới bài viết, đội ngũ nhân viên và các chuyên gia sẽ giải đáp nhanh và cụ thể nhất.

>>> XEM THÊM: 5 phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://kidshealth.org/en/parents/not-talk.html

https://www.thinkkids.com/blog/4-causes-of-speech-delays-in-children

https://www.childrensmn.org/services/care-specialties-departments/physical-rehabilitation/prompt/