Trẻ chậm nói do vấn đề về thính giác

Trẻ mắc các bệnh như viêm tai giữa hay giảm thính giác bẩm sinh là một trong những nguyên nhân trẻ chậm nói điển hình. Khi bé không thể nghe các từ lặp đi lặp lại một cách chính xác, não bộ sẽ không có khả năng tiếp nhận thông tin. Hệ quả của việc này là trẻ không thể bắt chước kể cả các từ đơn giản nhất, dẫn đến quá trình tập nói bị gián đoạn.

Trẻ chậm nói do mắc hội chứng bại não

Bại não ở trẻ em là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói. Đây được hiểu là một nhóm hội chứng gây co cứng, rối loạn vận động khiến bé khó khăn trong điều khiển cơ thể. 

Hội chứng bại não có thể gây suy giảm trí tuệ hoặc làm giảm thính giác. Trẻ em mắc chứng này thường gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, học hỏi kiến thức, dẫn đến chậm nói. 

>>> XEM THÊM: Tất tần tật những thông tin cần biết về bé 2 tuổi chậm nói

Bai-nao-la-nguyen-nhan-cham-noi-o-tre

Bại não là nguyên nhân chậm nói ở trẻ

Trẻ có dị tật bẩm sinh ở não gây chậm nói

Dị tật ở não có thể có nhiều dạng, nhưng nhìn chung những dị tật liên quan đến chậm nói ở trẻ đều gây ảnh hưởng đến vùng não bộ chịu trách nghiệm về tư duy ngôn ngữ. 

Lúc này, bé khó có thể hiểu được những gì bạn đang nói nên không có khả năng tư duy để bắt chước lại các từ nghe được. Đây là dấu hiệu sớm của việc chậm phát triển trí tuệ ở bé sau này.

Bé chậm nói do di chứng sau khi mắc các bệnh về não

Các bệnh về não thường gặp ở trẻ em có thể kể đến như: Viêm màng não, viêm não, u não,... Những bệnh này thường để lại những biến chứng nguy hiểm, bao gồm: Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, mất khả năng học tập. Các di chứng nếu không được cải thiện kịp thời sẽ gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ.

Rối loạn chức năng của miệng khiến bé chậm nói

Những trẻ mắc chứng rối loạn chức năng của miệng rất khó kết hợp các cơ quan như môi, lưỡi, hàm để phát ra âm thanh, dẫn đến tình trạng chậm nói. Hệ quả là bé có thể bị nói ngọng, nói khó và biết nói chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. 

Roi-loan-chuc-nang-mieng-thuong-la-nguyen-nhan-gay-ra-cham-noi-o-tre

Rối loạn chức năng miệng thường là nguyên nhân gây ra chậm nói ở trẻ

Bé chậm nói do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Nếu lớn lên trong một môi trường thiếu đi âm thanh vui vẻ, náo động sẽ làm quá trình tiếp thu của bé kém hiệu quả. Tiếp thu không tốt là lý do dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói. 

Cha mẹ cũng ảnh hưởng tới quá trình tập nói của trẻ

Ngay từ khi sinh ra, cha mẹ đã là người thầy đầu tiên của con. Bé được lớn lên trong tình yêu thương và dạy dỗ bởi sự ân cần của cha mẹ. Chính vì vậy, sự thờ ơ, vô tâm sẽ làm bé dần thu mình lại. Điều này diễn ra lâu ngày khiến quá trình tiếp thu chậm lại, gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ.

Ngược lại, phụ huynh quá nuông chiều con cũng không phải là điều tốt. Bé khi được chiều chuộng quá mức sẽ có xu hướng ỷ lại, lười tư duy và kết quả là chậm nói, học tập kém.

Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do tự kỷ

Chậm nói là 1 biểu hiện điển hình khi trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ. Tháng 1-2019, Tổng cục Thống kê đã công bố rằng: Cứ 100 trẻ em được sinh ra thì có 1 bé mắc chứng tự kỷ. Cũng theo nghiên cứu này, ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em Việt Nam mắc chứng tự kỷ. 

Mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng của chứng tự kỷ ở trẻ em thường rất đa dạng. Các triệu chứng phổ biến nhất là trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, sợ hãi trong tương tác xã hội, suy giảm chức năng của một số giác quan. 

Hậu quả của những rối loạn này là trẻ gặp khó khăn trong tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh. Khi các thông tin không truyền tới não bộ một cách hiệu quả, quá trình học hỏi ngôn ngữ của trẻ bị gián đoạn và tình trạng chậm nói là điều không thể tránh khỏi.

Tu-ky-cung-la-ly-do-pho-bien-gay-cham-noi-o-tre

Tự kỷ cũng là lý do phổ biến gây chậm nói ở trẻ

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Chậm nói là một trong những dấu hiệu điển hình ở trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADD. Trẻ mắc chứng này thường không hào hứng với việc giao tiếp, thậm chí sợ hãi. Lúc này, bé khó tập trung để tiếp thu, học hỏi ngôn ngữ xung quanh.

Chậm nói do bé từng gặp biến cố về tâm lý 

Biến cố tâm lý nghiêm trọng trong quá khứ có thể là nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng chậm nói. Các chấn động về tâm lý khiến não bộ phải hoạt động liên tục để điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành động của con người. Đặc biệt với trẻ em, các dây thần kinh trung ương vẫn chưa được liên kết hoàn chỉnh nên khó chống chọi hơn so với người lớn. 

Khi gặp các sang chấn tâm lý nghiêm trọng, bé có thể đối diện với sự biến đổi não bộ mạnh mẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. 

Điều trị chứng chậm nói ở trẻ theo nguyên nhân 

Bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định từng nguyên nhân trẻ chậm nói và điều trị theo các phương pháp khác nhau. Một số phương pháp thường được sử dụng như:

Điều trị rối loạn chức năng cho trẻ chậm nói

Các khiếm khuyết về chức năng vận động của miệng hay thính lực cần được điều trị đặc biệt bởi các chuyên viên y tế có chuyên môn. Các chuyên gia/bác sĩ ngôn ngữ học sẽ sử dụng các bài kiểm tra chức năng miệng, thính lực và khả năng tư duy của não bộ để phân tích mức độ khiếm khuyết của trẻ chậm nói. Dựa vào chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình phục hồi chức năng phù hợp với từng bé.

Các hoạt động tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ

Bác sĩ sẽ gợi ý các hoạt động tại nhà mà cha mẹ có thể thực hiện để hiểu hơn về tình trạng chậm nói của con. Các trò chơi kết hợp với âm nhạc vui nhộn tạo sự hứng thú cho bé trong việc học hỏi ngôn ngữ. Các thử thách, câu đố nhỏ cũng được kết hợp để kích thích tư duy ngôn ngữ hiệu quả cho bé. 

Trò chơi thường được sử dụng để tăng cường tư duy ngôn ngữ cho trẻ chậm nói là trò hát theo hình vẽ. Cha mẹ chuẩn bị các bức tranh vẽ minh họa nội dung của những bài hát như: “Rửa mặt như mèo”, “Đếm sao”, “Cá vàng bơi”,... Cả nhà sẽ lần lượt bốc thăm các hình vẽ và cùng nhau hát bài hát tương ứng. Nếu bé quên hoặc chưa đoán ra, cha mẹ có thể đưa ra những gợi ý như hát một đoạn nhỏ hoặc ngân nga giai điệu bài hát.

>>> XEM THÊM: Tổng hợp 12 cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả cha mẹ nên biết

Cac-hoat-dong-vui-choi-gia-dinh-giup-tang-kha-nang-tu-duy-cua-tre-cham-noi

Các hoạt động vui chơi gia đình giúp tăng khả năng tư duy của trẻ chậm nói

Tăng cường tương tác xã hội cho trẻ chậm nói

Điều trị chứng chậm nói ở trẻ do thiếu tương tác xã hội cần sự can thiệp của chuyên gia tâm lý. Các nhà tâm lý học sẽ khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc và mong muốn của bản thân. Dần dần hỗ trợ xóa bỏ những nỗi sợ/ám ảnh với môi trường xung quanh, giúp trẻ chậm nói cởi mở và mạnh dạn hơn. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan tâm đến con nhiều hơn. Hãy dành thời gian tìm hiểu điều gì làm cản trở giao tiếp của bé với bạn bè. Các vấn đề nghiêm trọng như bạo lực học đường cũng có thể là lý do khiến bé trở nên thu mình và sợ hãi môi trường xung quanh. 

Mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà dành cho cha mẹ

Bên cạnh điều trị chậm nói bởi các chuyên gia y tế, cha mẹ cũng có thể tham khảo một số cách chữa chậm nói cho trẻ tại nhà như sau:

Các hình ảnh minh họa trực quan giúp bé chậm nói hiểu hơn về từ cần học

Khi trẻ chậm nói gặp khó khăn trong việc hiểu và phát âm một từ nào đó, hãy thử sử dụng hình ảnh minh họa. Theo như nghiên cứu, con người bị ấn tượng bởi màu sắc mạnh mẽ hơn so với âm thanh. Vậy nên, một bức tranh sinh động sẽ làm bé nhớ lâu hơn là những lời nói thông thường. Nếu bé sử dụng đúng từ mới học, hãy dành tặng lời khen và động viên để bé tiếp tục cố gắng.

Hinh-anh-minh-hoa-giup-tre-cham-noi-hoc-hoi-nhanh-hon

Hình ảnh minh họa giúp trẻ chậm nói học hỏi nhanh hơn

Diễn đạt thành lời các hoạt động trong ngày 

Để xây dựng khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của bé chậm nói, cha mẹ hãy giao tiếp với con nhiều hơn. Hãy tạo thói quen đọc thật to các công việc đơn giản hàng ngày như nấu ăn, dọn nhà mỗi khi thực hiện. Những cụm từ đơn giản được lặp đi lặp lại mỗi ngày giúp kích thích trí tưởng tượng, từ đó giúp trẻ tư duy và ghi nhớ tốt hơn. 

>>> XEM THÊM: Lựa chọn những đồ chơi dành cho trẻ chậm nói hiệu quả nhất

Dược liệu thiên nhiên giúp phát triển não bộ trẻ chậm nói

Các dược tự nhiên như đinh lăng, bạch quả, thăng ma chứa các hoạt chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Cụ thể như sau:

  • Đinh lăng: Nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Thu Hương và đồng nghiệp tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM đã chỉ ra đinh lăng có tác dụng dược động học giống như sâm nhưng dễ kiếm và chi phí rẻ hơn. Nghiên cứu cho thấy cây đinh lăng có thể tăng cường thể lực, kích thích hệ miễn dịch, giảm căng thẳng và kích thích hoạt động của não bộ hiệu quả. 

Ngoài ra, trong rễ đinh lăng còn chứa nhiều saponin, các hoạt chất thiết yếu trong giai đoạn đầu phát triển não bộ của trẻ. 

  • Tác dụng kích thích não bộ của đinh lăng được tăng cường khi kết hợp cùng các dược liệu như thăng ma hay bạch quả. Thăng ma chứa các hoạt chất giúp tăng lưu lượng máu lên não tự nhiên, từ đó cải thiện trí nhớ hiệu quả. Bạch quả có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu não, giúp trẻ tập trung và ghi nhớ tốt hơn.

Dù vậy, các dược liệu khô thường khó sử dụng với các bé còn nhỏ tuổi. Phụ huynh có thể lựa chọn các sản phẩm chiết xuất từ các dược liệu trên được bào chế dưới dạng kẹo, siro hoặc cốm để giúp con dễ hấp thu hơn. 

Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể rất phức tạp và đa dạng. Việc trả lời chính xác câu hỏi vì sao trẻ chậm nói giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp. Chứng chậm nói ở trẻ nếu được phát hiện và điều trị đúng cách thì hoàn toàn có thể được khắc phục. 

Hy vọng thông qua bài viết này, cha mẹ sẽ có thể xác định được nguyên nhân trẻ chậm nói và có hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng ký tư vấn hoặc bình luận ở phía dưới để được hỗ trợ giải đáp thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.healthline.com/health/speech-delay-3-year-old-2

https://blog.expressable.io/causes-of-speech-delay-in-children/

https://therapyandwellnessconnection.com/speech-therapy/top-10-causes-of-child-speech-delays-and-language-problems/