Giao tiếp và trò chuyện với trẻ chậm nói
Điều không thể thiếu khi dạy trẻ chậm nói là trò chuyện với chúng thường xuyên. Những cuộc trò chuyện, giao tiếp của cha mẹ với con sẽ định hướng khả năng ngôn ngữ, từ đó phát triển trí tuệ giúp bé ghi nhớ và học theo. Phương pháp dạy trẻ chậm nói này được nhiều chuyên gia khuyên áp dụng càng sớm càng tốt.
- Khi giao tiếp cùng trẻ chậm nói, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau: Nói những từ đơn giản như ba-ba, ma-ma để trẻ có thể bắt chước theo và tạo thành thói quen. Đối với những trẻ chậm nói lớn hơn thì ta có thể trò chuyện bằng những câu đơn giản, ngắn gọn.
- Đảm bảo nói thật nhẹ nhàng, chậm rãi và dễ nghe. Khi con bắt chước theo ta có thể vỗ tay hoan hô hoặc cổ vũ khuyến khích, điều này là vô cùng quan trọng. Hãy tạo ra một cuộc trò chuyện, giao tiếp với trẻ bất kì khi nào ta chơi với chúng.
Phương pháp dạy trẻ chậm nói bằng giáo cụ trực quan
Ngoài việc giao tiếp với trẻ bằng lời nói, các bậc phụ huynh nên sử dụng thêm các hành động mô tả như vẫy tay chào tạm biệt, xoè hai tay xin đồ. Khi nói nên kết hợp việc đưa cho trẻ nhận biết các món đồ hoặc chỉ trực tiếp vào đồ vật ấy, việc này sẽ kích thích não bộ và khả năng nói của trẻ.
Thúc đẩy trẻ chậm nói tự bày tỏ nhu cầu của bản thân
Trẻ chậm nói không thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Cho nên, thay vì luôn chủ động giúp con thì cha mẹ nên để trẻ tự đưa ra yêu cầu thứ chúng muốn bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Phương pháp này được đánh giá là cực kì hiệu quả không chỉ riêng với trẻ chậm nói. Đôi khi việc tự giác sẽ gặp khó khăn trong những trường hợp do mắc phải các bệnh lý dẫn đến không nghe được, không nói được chỉ có thể giao tiếp từ một phía nhưng cha mẹ đừng lo vì các phương pháp điều trị ở thời điểm hiện tại cực kỳ khả quan.
>>> XEM THÊM: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói? Tìm hiểu ngay câu trả lời tại đây
Dạy trẻ chậm nói tự chủ trong hoạt động hằng ngày
Hạn chế bắt chước ngôn ngữ trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói thường bập bẹ, ngọng nghịu từng từ. Lúc này bố mẹ tuyệt đối không bắt chước hay nhại lại lời của trẻ. Điều này sẽ vô tình khiến trẻ học theo, tạo thành một thói quen khó bỏ và rất khó sửa chữa.
Điều mà các bậc phụ huynh cần làm là cố gắng nói chuẩn, chính xác và lặp đi lặp lại một từ ngữ đơn giản nào đó để trẻ bắt chước và học theo. Khi thấy trẻ nói sai hoặc phát âm không rõ thì nên chỉnh sửa ngay bằng cách nói lại từ ngữ này một cách nhẹ nhàng và chuẩn xác.
Hướng dẫn trẻ chậm nói gọi tên mọi thứ xung quanh
Trẻ chậm nói vẫn có khả năng bắt chước và học hỏi tất cả những gì mà người lớn nói. Chỉ bằng một thao tác đơn giản như chỉ vào một đồ vật và gọi tên nó. Hãy để trẻ nhìn theo hướng chỉ tay của bạn điều này sẽ thúc đẩy sự kích thích não bộ thực hiện và ghi nhớ theo.
Giải thích cho trẻ chậm nói nghe
Trẻ chậm nói cần được lắng nghe nhiều hơn để cải thiện ngôn ngữ và thúc đẩy mong muốn được giao tiếp. Vì thế, khi làm bất kì một việc gì bên cạnh trẻ, cha mẹ cũng nên có những lời giải thích về hành động đấy cho con nghe. Việc nghe thấy tên các hành động này sẽ khiến vốn từ ngày một nhiều lên, đặc biệt là đối với những trẻ chậm nói có vốn từ vựng ít ỏi
Ví dụ: Cha mẹ có thể vừa thực hiện vừa nói: “Mẹ đi giày cho con nhé”, “con há to miệng ra ăn ngoan nào”,… Những câu nói tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có tác dụng cực kỳ lớn đối với trẻ chậm nói.
Giải thích cho trẻ mọi thứ là cách cải thiện tình trạng chậm nói hiệu quả
Tạo môi trường cho trẻ chậm nói hoạt động
Việc tạo cho con chậm nói một không gian hoạt động cùng những đứa trẻ đồng trang lứa là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Thay vì phó mặc con cái cho tivi, đồ dùng công nghệ,... thì vui chơi với bạn bè là cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói nhanh nhất. Điều này còn tạo cho trẻ chậm nói sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, không lo sợ và kích thích khả năng nói.
Hát cho trẻ chậm nói nghe
Khi ta dạy cho trẻ chậm nói một bài hát, bài thơ chứa đựng các giai điệu dễ nhớ và học thuộc nhanh hơn. Ngoài việc học tập ở trường, khi về nhà cha mẹ có thể hỏi thêm những gì con học để củng cố kiến thức cho trẻ. Kèm theo các nhịp điệu vui tươi, sự dễ thương và thân thiện trong từng câu hát sẽ giúp trẻ học tập dễ dàng hơn.
Kể chuyện cho trẻ chậm nói
Kể chuyện vào những thời điểm thích hợp như trước khi đi ngủ, sau giờ chơi là cách gia tăng vốn từ vựng cho trẻ chậm nói. Và để luyện nói cho trẻ chậm nói, cha mẹ có thể hỏi về câu chuyện để con trả lời. Những câu chuyện lý thú sẽ kích thích trẻ học hỏi cách nói, cách phát âm làm sao cho đúng. Tốt nhất, cha mẹ nên lựa chọn các câu chuyện hấp dẫn, có hình ảnh sắc nét bắt mắt.
Kể chuyện cho trẻ mỗi ngày là cách cải thiện chứng chậm nói hiệu quả
Đưa ra những câu hỏi cho trẻ chậm nói
Một cách kiểm chứng về vấn đề giao tiếp của trẻ chậm nói khá đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả đó là đặt nhiều câu hỏi. Việc cha mẹ đưa ra những câu hỏi như: “Con có muốn mặc áo này không”, “Con có thích món đồ chơi này không”… Những câu hỏi đóng kiểu này sẽ phần nào giúp bạn hiểu được con đang cần gì và quan trọng nhất là trẻ có hiểu được bạn đang nói gì hay không.
Trị liệu ngôn ngữ cho trẻ chậm nói
Phương pháp ngôn ngữ trị liệu đang là phương pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ chậm nói được các chuyên gia khuyến cáo nhiều nhất. Tuỳ vào từng đối tượng trẻ và tình trạng chậm nói ở mức độ nặng hay nhẹ mà ta có thể áp dụng các phương pháp khác nhau. Hiện nay có 2 phương pháp được các chuyên gia sử dụng nhiều nhất, bao gồm:
- Sử dụng liệu pháp PROMPT: Tái cấu trúc cơ miệng có chức năng tạo ra âm thanh, tiếng nói. Phương pháp này dựa trên việc can thiệp sâu vào các bộ máy, cấu trúc của cơ thể như các cơ nâng môi trên, cơ hạ góc miệng, cơ hạ môi dưới, dây thần kinh IX (dây thần kinh thiệt hầu), dây thần kinh XI (dây thần kinh gai) và vị trí đặt lưỡi sao cho đúng, từ đó cải thiện tình trạng chậm nói hiệu quả.
- Sử dụng liệu pháp AAC: đây là một biện pháp đánh vào phần mềm - khả năng giao tiếp của trẻ. Giúp trẻ nhận biết được các chữ cái, tăng vốn từ vựng cũng như làm trẻ mạnh dạn hơn khi giao tiếp với người khác.
Dạy trẻ chậm nói bằng liệu pháp trị liệu ngôn ngữ
Sử dụng dược liệu tăng cường trí não cho trẻ chậm nói
Ngoài việc phải dạy trẻ chậm nói, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến sức khỏe trí não của con. Hiện nay việc sử dụng các dược liệu để tăng cường phát triển trí tuệ đã không còn xa lạ với các mẹ có con chậm nói. Một số loại thảo dược cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ như:
- Đinh lăng: Giúp biên độ sóng não được tăng cường, kích thích dẫn truyền xung thần kinh và làm giảm trầm cảm.
- Thăng ma: Tăng cường cung lượng tuần hoàn máu đến não, giúp giảm đau và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Bạch quả: Tăng tuần hoàn máu não, làm giảm việc phá huỷ tế bào thần kinh bởi các gốc tự do, giúp tăng cường trí nhớ.
Bên cạnh việc sử dụng thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện khả năng ngôn ngữ và trí tuệ cho trẻ, cha mẹ có thể bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ giúp con tiến bộ nhanh hơn và học hỏi dễ dàng hơn. Cụ thể như sau:
- Taurine: Điều hoà hoạt động của não bộ, giúp não bộ ổn định.
- Coenzyme Q10: Làm tăng nồng độ ty thể trong não bộ, giảm các gốc tự do tấn công hay giảm sự thoái hoá các nơron thần kinh và tăng tính thấm qua các xinap từ đó các phản xạ ở trẻ sẽ trở nên nhạy bén hơn.
- Vitamin B6: Rất cần thiết để tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh cho não bộ và khi kết hợp với Mg sẽ giúp tăng giao tiếp ở trẻ, tránh hiện tượng tăng động.
- Acid folic: Hỗ trợ trong việc tái tạo các tế bào máu mới, ngăn ngừa thay đổi DNA và giảm khả năng oxy hoá ở não bộ của trẻ.
- Natri Succinate: Kích thích hệ thần kinh và tăng cường sự tỉnh táo, tập trung cho trẻ.
>>> XEM THÊM: Trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp? XEM NGAY!
Đinh lăng - Thảo dược từ thiên nhiên rất tốt cho trẻ chậm nói
Dạy trẻ chậm nói không hề đơn giản nếu cha mẹ áp dụng chưa đúng phương pháp. Trên đây là một số cách dạy trẻ chậm nói đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo và cho hiệu quả cực kỳ cao, cha mẹ nên áp dụng để dạy con chậm nói càng sớm càng tốt. Song song với đó, cha mẹ hãy nhớ bổ sung thêm các dược liệu và vi chất cần thiết cho não bộ để cải thiện nhanh chóng và dễ dàng hơn tình trạng chậm nói ở trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được giải đáp chi tiết hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.understood.org/articles/en/how-to-talk-to-your-child-about-slow-processing-speed
http://www.playingwithwords365.com/how-to-help-your-child-talk-slow-down-and-be-present/