Không giật mình khi nghe thấy âm thanh

Nếu trẻ không bị giật mình khi bất chợt nghe thấy âm thanh lớn, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Bởi trẻ có thể gặp một số vấn đề về thính giác - nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói.

Không nhìn vào mắt bạn

Trẻ chậm nói thường gặp các vấn đề về giao tiếp, cho nên thường có xu hướng không nhìn vào mắt người đối diện, kể cả với bố mẹ.

Không thích dùng lời nói để giao tiếp

Đối với trẻ phát triển bình thường, bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy sự hoạt náo và nói nhiều. Tuy nhiên, với trẻ chậm nói thì điều này hoàn toàn ngược lại. Bé không biết dùng lời nói để thể hiện mong muốn hay nhu cầu của bản thân. Mà thay vào đó là những cử chỉ như kéo tay, chỉ trỏ đồ vật,...

Không bắt chước được âm thanh

Trẻ thường có sự nhạy bén nhất định với âm thanh. Trẻ có thể dễ dàng bắt chước cũng như lặp lại tiếng kêu của động vật, xe cộ khi bố mẹ hỏi. Tuy nhiên, điều này lại rất khó khăn đối với trẻ chậm nói. Trẻ ít hoặc không có khả năng bắt chước âm thanh như những bạn bè cùng tuổi khác.

Khong-biet-bat-chuoc-am-thanh-la-1-trong-nhung-dau-hieu-cua-tre-cham-noi.webp

Không biết bắt chước âm thanh là 1 trong những dấu hiệu của trẻ chậm nói

Không hiểu được các yêu cầu của bố mẹ

Trẻ chậm nói có thể không hiểu những gì bố mẹ hay người thân nói khi đã hơn 3 tuổi. Kể cả những yêu cầu đơn giản như: “Lấy cho mẹ xe ô tô”, “con ăn gì đó”, “con có khát nước không”,...

Không nói được 1 câu dài có nghĩa

Trẻ chậm nói có thể nói hoàn chỉnh 1 câu từ 2 - 3 từ nhưng không có khả năng diễn đạt, khiến người nghe khó hiểu.

Vốn từ ngữ tăng chậm

Tùy từng độ tuổi mà vốn từ của trẻ cũng có sự khác nhau. Thông thường, khi trẻ lên 2 đã có vốn từ vựng phong phú với khoảng 200-500 từ. Nếu trẻ gặp khó khăn trong ghi nhớ từ mới hay vốn từ quá ít, thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy con gặp vấn đề về ngôn ngữ.

Chưa biết bập bẹ khi được 7 tháng tuổi

Thông thường trẻ có thể phát âm những từ đơn giản như “bố”, “mẹ”,... trong khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi. Nếu không thể phát âm bất kể từ nào khi đã được tròn 7 tháng, trẻ có thể mắc chứng chậm nói điển hình.

Không nói được từ nào khi 19 tháng tuổi

Trẻ có thể nói được những từ mới đầu tiên khi 10 tháng và chậm nhất là 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi đã qua 19 tháng tuổi mà vốn từ của trẻ chỉ giới hạn 50 từ thì đó là một điều đáng lo ngại.

Không biết cách nối 2 từ với nhau khi 2 tuổi

Trong khoảng từ 18-22 tháng tuổi, trẻ đã có thể sử dụng kết hợp 2 từ đơn thành 1 câu hoàn chỉnh như “mẹ bế”, “uống sữa”,... Nếu trẻ không thể tự mình ghép 2 từ đơn với nhau khi đã 2 tuổi, đó có thể là biểu hiện của tình trạng chậm nói.

Tre-cham-noi-khong-co-kha-nang-ghep-2-tu-thanh-1-cau-khi-2-tuoi.webp

Trẻ chậm nói không có khả năng ghép 2 từ thành 1 câu khi 2 tuổi

Trẻ chậm nói là gì?

Trẻ chậm nói là hội chứng khi ngôn ngữ chưa đạt được các mốc phát triển điển hình theo trình tự bình thường. 

Chậm nói được đặc trưng bởi tình trạng nói ngọng, phát âm kém hoặc nhịp điệu trò chuyện có vấn đề. Những rối loạn này có thể phát triển chậm theo thời gian hoặc sau một sự cố nhất định.

Vì sao trẻ bị chậm nói?

Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do những lý do sau:

Vấn đề về thính giác: Khiếm thính, nhiễm trùng tai mạn tính có thể khiến trẻ không nghe rõ. Điều này gây khó khăn trong quá trình hình thành ngôn ngữ ở trẻ. 

Vấn đề về thần kinh: Một số rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ như: Bại não, chấn thương sọ não, rối loạn cơ bắp.

Vấn đề về miệng và lưỡi: Một số trẻ gặp các vấn đề như cứng lưỡi, rối loạn cơ vòm miệng,... Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng tới quá trình tập nói của trẻ.

Vấn đề về tâm lý: Chậm nói có thể do trẻ được nuông chiều hoặc bỏ bê quá mức trong thời gian dài, ảnh hưởng đến tâm sinh lý.

Rối loạn phổ tự kỷ: Tình trạng chậm nói là một biểu hiện điển hình của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Hội chứng này không những ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ mà còn kìm hãm sự phát triển của trẻ.

Cang-thang-tam-than-tu-nhung-van-de-cua-gia-dinh-khien-tre-co-nguy-co-cao-mac-chung-cham-noi.webp

Căng thẳng tâm thần từ những vấn đề của gia đình khiến trẻ có nguy cơ cao mắc chứng chậm nói

Trẻ chậm nói phải làm sao?

Trẻ chậm nói khiến các bậc phụ huynh đau đầu và lo lắng không biết phải làm sao mới tốt cho con. Ngay khi phát hiện con có những dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ chậm nói, hãy đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa nhi để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, chậm phát triển ngôn ngữ là một tình trạng rất khó để phòng ngừa, vì thế, bố mẹ có thể thực hiện một số phương pháp dạy trẻ chậm nói để khuyến khích con học nói, cụ thể như sau:

  • Trò chuyện nhiều hơn với con: Bố mẹ nên nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, kể cả lúc ăn, tắm hay trước khi đi ngủ. Đơn giản là nói chuyện với con cùng cử chỉ và thái độ yêu thương.
  • Đọc sách cho trẻ: Sử dụng sách nhiều tranh ảnh ít chữ để dạy con học nói. Việc đọc sách không những tạo thói quen yêu thích mà còn khiến trẻ học nói nhanh hơn đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo.
  • Tiếp xúc sớm với bạn đồng trang lứa: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc cho trẻ giao tiếp sớm với những bạn đồng trang lứa vừa giúp con tự tin vừa cải thiện tình trạng chậm nói hiệu quả.
  • Luôn trả lời trẻ: Dù trẻ chưa thể giao tiếp với bố mẹ bằng lời nói nhưng con vẫn có thể sử dụng ánh mắt, cử chỉ để bạn hiểu mong muốn, nhu cầu của mình. Vì thế, bố mẹ cần tập trung chú ý quan sát và trả lời trẻ bất kể lúc nào.
  • Không gượng ép trẻ nói: Bố mẹ cần tránh các hành động dọa nạt, bắt ép trẻ nói vì điều này sẽ khiến con tạo dựng tâm lý sợ hãi. Thay vào đó, hãy sử dụng lời khuyến khích, động viên bằng cách vỗ tay, ôm hôn trẻ khi con phát âm được từ nào đó.
  • Không nôn nóng khi dạy con: Dạy trẻ chậm nói cần sự kiên nhẫn từ bố mẹ. Bên cạnh đó, cần kết hợp dạy trẻ với hình ảnh, điệu bộ giúp ghi nhớ lâu hơn.
  • Không trêu chọc cách trẻ nói: Khi trẻ bắt đầu bập bẹ tập phát âm những từ đầu tiên, con có thể nói ngọng hoặc không chuẩn. Khi đó, bố mẹ cần kiên nhẫn chỉnh sửa phát âm đúng và chuẩn cho trẻ nghe.

Khich-le-dong-vien-tre-cham-noi-moi-ngay-giup-con-tu-tin-hon.webp

Khích lệ, động viên trẻ chậm nói mỗi ngày giúp con tự tin hơn

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì?

Trẻ chậm nói cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vi chất phát triển não bộ thông qua chế độ ăn uống hoặc thảo dược từ thiên nhiên. Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ chậm nói như: Vitamin D, vitamin B12, acid folic, vitamin B6 và magie, coenzyme Q10... 

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ từ thảo dược như cao đinh lăng. Thảo dược này đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Viện Y học Quân sự Việt Nam, cho kết quả như sau:

  • Tăng biên độ sóng não.
  • Kích thích hoạt động não bộ.
  • Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
  • Nâng cao hệ miễn dịch.

Vì vậy, việc bổ sung cao đinh lăng sẽ giúp con ghi nhớ lâu và học nói nhanh hơn. Tác dụng của cao đinh lăng sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa nếu kết hợp với cao thăng ma, chiết xuất ginkgo biloba. Để thuận tiện hơn trong sử dụng biện pháp kết hợp giúp cải thiện tình trạng chậm nói, bố mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa những thành phần kể trên thay thế.

Dấu hiệu trẻ chậm nói có thể dễ dàng nhận ra nếu bố mẹ quan tâm và để ý nhiều tới con. Đừng để tình trạng này kéo dài, không những ảnh hưởng đến sự phát triển của con mà còn gây nhiều khó khăn hơn trong điều trị sau này. Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ đã hiểu và có thể nhận biết trẻ chậm nói sớm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận để được tư vấn cụ thể hơn.

Tài liệu tham khảo

https://kidshealth-org.translate.goog/en/parents/not-talk.html?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=nui,sc

https://www-understood-org.translate.goog/articles/en/signs-of-slow-processing-speed-at-different-ages?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=nui,sc

https://www-rchsd-org.translate.goog/health-articles/delayed-speech-or-language-development/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=nui,sc