Triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em
Triệu chứng tự kỷ ở trẻ thường khá rõ rệt, dễ để phụ huynh có thể nhận biết sự khác biệt của con như: Khả năng tương tác xã hội kém, suy giảm khả năng ngôn ngữ, hành vi cố định lặp lại giới hạn trong khuôn khổ. Các triệu chứng tự kỷ thường xuất hiện ở khía cạnh tính cách, hành vi của trẻ.
Khả năng tương tác xã hội kém là biểu hiện của bệnh tự kỷ
Một triệu chứng tự kỷ điển hình ở trẻ là cách ly với xã hội và không có khả năng liên hệ với mọi người xung quanh. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia cho biết triệu chứng tự kỷ này thường chia theo 3 khuynh hướng chính:
- Nhóm trẻ tự kỷ có khuynh hướng tách rời: Trẻ cách ly và nằm trong vỏ bọc tự tạo ra, không đáp ứng các tương tác xã hội hay với người khác, không tìm kiếm giao tiếp bằng ánh mắt và thường chủ động né tránh các cử chỉ giao tiếp, ngại tiếp xúc thân thể như được ôm, không đáp ứng với người chăm sóc bằng sự thích thú, phấn khởi hay thân thiết.
- Nhóm trẻ tự kỷ có khuynh hướng thụ động: Những trẻ này chấp nhận những tương tác xã hội hay với người khác nhưng theo cách trả lời mệnh lệnh, phục tùng và khá thờ ơ. Ví dụ: Dễ làm theo hành động của trẻ khác, tuân theo mệnh lệnh người khác một cách thụ động mà không phản kháng.
- Nhóm trẻ tự kỷ kỳ quặc: Những trẻ này có quan tâm đến người khác, không thể hiện thái độ thờ ơ nhưng lại thiếu hiểu biết xã hội và thiếu sót khả năng đánh giá những tiêu chuẩn cho hành vi bình thường. Ví dụ: Trẻ có thể tiếp cận người xa lạ, động chạm vào họ mà không phân biệt lạ quen, hỏi những câu hỏi không phù hợp ngữ cảnh, không nhận biết được hành vi của bản thân có vấn đề và làm người khác khó chịu.
Trẻ tự kỷ có khuynh hướng tách rời thường thu mình lại
Trẻ tự kỷ suy kém về khả năng ngôn ngữ
Nếu như ở trẻ có triệu chứng tự kỷ là suy giảm khả năng giao tiếp, thường đã là ở mức độ nặng của bệnh. Khoảng một nửa số trẻ tự kỷ biểu hiện ở dạng câm, tức là chưa bao giờ học hoặc biết nói. Một phần trẻ tự kỷ còn lại có âm ngữ không giao tiếp (noncommunicative speech), ví dụ: Nhại lời tức là trẻ lặp lại chính xác những câu nói từ người khác mà không cố gắng để hiểu được ý nghĩa, trò chuyện theo một kiểu riêng biệt, lời nói không phù hợp với ngữ cảnh hiện tại.
Ngôn ngữ mà trẻ tự kỷ dùng thường là nghĩa đen và mang hướng thông thái giả tạo. Khi nói chuyện với mọi người thì trẻ lại tỏ ra quá lịch sự, già dặn, đôi khi nghe chúng ta có thể cảm nhận được sự giả tạo. Ngôn ngữ thiếu nhịp điệu và ngữ điệu khiến giọng trẻ đều đều, lạnh lùng và không có cảm xúc.
Hành vi có tính cố định và giới hạn trong khuôn khổ
Trẻ có những đòi hỏi và nhu cầu nhất định hay vô lý như ăn một loại thức ăn, sử dụng một loại cốc với kích thước duy nhất, sắp xếp các đồ vật theo một trình tự nhất định nằm ở mức thái quá. Không muốn, tỏ ra khó chịu hoặc cảm thấy hoàn toàn sợ hãi với những thay đổi ở môi trường xung quanh, dù là nhỏ nhặt nhất. Thực hiện những hành vi kỳ quặc, cố định có xu hướng bắt buộc, ngày nào cũng phải làm là triệu chứng tự kỷ của trẻ đang tiến triển nặng hơn.
Trẻ tự kỷ thường tạo ra những hành vi lặp lại kỳ quặc mang tính bắt buộc
Triệu chứng bệnh tự kỷ ở người lớn
Khác với dấu hiệu tự kỷ ở trẻ em, dấu hiệu tự kỷ của người lớn rất khó nắm bắt được. Tuy nhiên nếu để ý họ cũng có những thay đổi bất thường như: Có hành vi rập khuôn, năng suất và hiệu quả công việc giảm nhiều, hạn chế giao tiếp,...
Thanh niên tự kỷ có hành vi rập khuôn
Triệu chứng tự kỷ ở thanh niên rõ rệt nhất có lẽ là hành vi rập khuôn. Để bắt đầu một công việc nào đó họ sẽ thao tác một cách máy móc, không hề nhanh nhẹn. Các công việc được lặp đi lặp lại theo một vòng tuần hoàn và không vượt quá ở mốc họ đặt ra dù nó mang lại nhiều lợi ích hơn. Trong quá trình tiếp xúc nếu để ý ta có thể phát hiện một số câu nói của họ lặp đi lặp lại một cách kỳ quặc. Đó có thể là từ hoặc cụm từ nào đó mà thanh niên tự kỷ đã được nghe trước đây.
Thông thường khi bị hỏi đến những việc làm kỳ quặc này, thanh niên tự kỷ sẽ bao biện rằng đây là một thói quen khó bỏ. Nhưng thực chất đấy là một rối loạn tâm thần, rối loạn phát triển não bộ, những phản xạ lối mòn có điều kiện được tạo ra mà người tự kỷ đang cố tìm cách che dấu, né tránh nó. Có thể do quá sợ hãi khi mọi người nghĩ mình có vấn đề và cần chữa bệnh tự kỷ.
Người tự kỷ thường có phản xạ lối mòn khá kỳ quặc và máy móc
Năng suất và hiệu quả công việc giảm sút nghiêm trọng
Triệu chứng tự kỷ tiếp theo mà mọi người có thể nhận biết được ở người tự kỷ là năng suất, hiệu quả trong công việc của họ không tốt. Nếu như đối tượng tự kỷ ở đây vẫn đang đi học, khả năng tập trung cao độ thường rất yếu, mất một khoảng thời gian khá dài để hiểu hết được bài giảng. Và khả năng ứng dụng thực tế là gần như không có. Đối với người tự kỷ đã đi làm, chuyện họ làm hỏng điều gì đó là việc thường xuyên xảy ra. Những người này phản ứng chậm với công việc được giao, thường chỉ hoàn thành 60% lượng công việc và hay xao nhãng, làm việc riêng hoặc thẫn thờ.
Triệu chứng tự kỷ như yếu kém trong việc học tập và năng suất công việc, một phần do họ giao tiếp kém, ít nói chuyện.
Hạn chế giao tiếp với các mối quan hệ
Việc hạn chế giao tiếp hoặc gặp khó khăn khi thiết lập các mối quan hệ với người khác là một triệu chứng tự kỷ điển hình. Khi người lớn tự kỷ họ khó có thể tự mình bắt chuyện với một ai đó và cũng không có khả năng để duy trì cuộc nói chuyện với người khác. Triệu chứng tự kỷ này càng thể hiện rõ nét hơn ở việc họ ít nói một cách bất thường, thu mình lại và bó buộc trong không gian nhỏ hẹp. Trong một số trường hợp nếu bị ép buộc giao tiếp, trên khuôn mặt sẽ thể hiện sự khó chịu kèm theo cơn giận dữ không kiểm soát.
Người lớn tự kỷ cũng rất khó gần trong các mối quan hệ, bởi sự thiếu đồng cảm. Chứng tự kỷ khiến việc biểu lộ cảm xúc gặp khó khăn, không thấu hiểu cho người khác: Không buồn rầu, không đau lòng, không vui vẻ,... Gần như trong giao tiếp, người tự kỷ luôn truyền một năng lượng tiêu cực đến mọi người.
Tránh né giao tiếp là triệu chứng tự kỷ điển hình ở người lớn
Thiên tài tự kỷ, dấu hiệu đặc biệt của bệnh
Một số trẻ tự kỷ (khoảng 10%) có khả năng đặc biệt như sở hữu trí nhớ siêu phàm được gọi là hội chứng tự kỷ thiên tài. Ví dụ: Nhớ được rất nhiều số điện thoại. Đầu óc vô cùng linh hoạt và nhạy bén, những phương trình toán học cực kỳ phức tạp cũng được giải quyết dễ dàng, tạo ra các giai điệu bài hát mới lạ. Có năng khiếu học được nhiều loại ngoại ngữ. Tuy nhiên trừ một lĩnh vực trẻ dẫn đầu thì hầu hết các lĩnh vực còn lại trẻ tự kỷ đều có suy kém về mặt nhận thức hay có thể nói là cực kỳ yếu kém.
Một số chuyên gia đưa ra các bằng chứng chứng minh, triệu chứng tự kỷ ở nhiều người có đặc điểm khá giống thần đồng. Bởi niềm đam mê vào một lĩnh vực nào đó. Theo nghiên cứu mới nhất cho biết, hội chứng tự kỷ thiên tài có thể xuất hiện do di truyền.
>>> XEM THÊM: Cảnh giác với 8 nguyên nhân bệnh tự kỷ mà cha mẹ không biết.
Dấu hiệu tự kỷ ám thị đặc biệt chú ý
Tự kỷ ám thị hay còn gọi là Autosuggestion là hội chứng hoang tưởng, tự thôi miên bản thân mình, làm mất khả năng nhận thức tư duy đúng đắn của con người. Triệu chứng tự kỷ ám thị thường đi kèm với nhiều biểu hiện khác nhau:
- Sống tách biệt, hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh. Kém tập trung trong công việc.
- Xuất hiện luồng suy nghĩ, hoang tưởng về bản thân và tự chìm đắm trong đó, trong khi thực tế họ chưa đạt được những điều này. Ví dụ: Tưởng tượng mình là một người tài giỏi trong lĩnh vực toán học, trong khi làm chưa thật sự tốt.
- Mất cân bằng, bỏ bê cuộc sống thực tế và chìm đắm trong mộng tưởng của bản thân một cách điên cuồng.
Người tự kỷ ám thị thường tự viễn vông về bản thân của mình
Chăm sóc người mắc bệnh tự kỷ ngay tại nhà
Đối với người có triệu chứng tự kỷ, người thân nên có những cách chăm sóc hết sức đặc biệt, nhất là đối với trẻ em. Một số cách chăm sóc được các chuyên gia tư vấn, đạt hiệu quả tốt trong quá trình chữa bệnh tự kỷ như:
- Đi dạo ngoài trời: Khi được tiếp xúc với không gian thoáng đãng, yên tĩnh sẽ giải tỏa bớt sự căng thẳng stress, áp lực.
- Trò chuyện, tâm sự: Những buổi trò chuyện tâm sự là điều kiện để người tự kỷ mở lòng hơn, nói hết những vấn đề bản thân gặp phải.
- Cho gặp gỡ và giao lưu trong nhóm đồng cảnh ngộ: Những buổi giao lưu tiếp xúc giữa nhóm những người tự kỷ với nhau, sẽ tạo ra được sự an tâm và dễ nói chuyện hơn.
- Sử dụng liệu pháp tâm lý trị liệu: Tạo ra những tình huống giao tiếp mẫu, yêu cầu người tự kỷ lặp lại cách giải quyết nhiều lần, biến thành kỹ năng phản xạ của họ.
Ngoài những cách chăm sóc trên, đối với người có triệu chứng tự kỷ người thân cũng nên bổ sung thêm những loại thực phẩm chức năng chứa: Đinh lăng, Thăng ma, Bạch quả,… đã được các chuyên gia khuyên dùng và cho tác dụng tích cực trong quá hỗ trợ điều trị tự kỷ. Trong bạch quả chứa nhiều axit ginkgolic, ginnol và bilobol. Theo một số nghiên cứu của chuyên gia, bạch quả hỗ trợ tốt điều trị các triệu chứng tự kỷ, tăng động giảm chú ý ở trẻ em và thanh thiếu niên. Giảm các chứng rối loạn tuần hoàn máu như: Nhồi máu não, thiếu máu não,… cải thiện trí nhớ tốt hơn.
Ngoài ra nếu bạch quả kết hợp cùng thăng ma và đinh lăng, còn đem lại hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh ở não bộ. Hỗ trợ phát triển não bộ của trẻ, giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, tăng nhận thức, nâng cao khả năng tiếp thu học hỏi. Trẻ phản xạ tốt, ghi nhớ lâu, nhạy bén hơn, tăng khả năng học tập. Đồng thời hạn chế sự tấn công các tế bào thần kinh bởi các gốc tự do có trong cơ thể, giúp giải tỏa stress và căng thẳng.
Bạch quả làm giảm các triệu chứng thiếu máu não ở người tự kỷ
Với mỗi đối tượng khác nhau, triệu chứng tự kỷ cũng sẽ khác nhau. Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ em thường phức tạp nhưng dễ nhận biết hơn người lớn. Ngoài các chứng phổ tự kỷ điển hình còn có hội chứng tự kỷ thiên tài, tự kỷ ám thị. Người thân nên có những cách chăm sóc phụ hợp, cũng như lựa chọn loại thực phẩm hỗ trợ điều trị sao cho hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại phần bình luận của bạn phía dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp để được các chuyên gia tư vấn kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/signs.html