Tự kỷ do mang yếu tố di truyền
Một số đánh giá cho thấy trẻ tự kỷ có anh chị em sinh đôi thì nguy cơ cao họ cũng mắc rối loạn này. Và theo nhiều thống kế đã chỉ ra rằng, tỷ lệ này chiếm tới khoảng 20-30 lần (sinh đôi cùng trứng: 40-90%, sinh đôi khác trứng: 0-5%). Trong gia đình trẻ bị tự kỷ, có thể nhận thấy bố hoặc mẹ cũng có các biểu hiện bất thường về mặt ngôn ngữ hay giao tiếp. Tuy chưa khẳng định chắc chắn nhưng điều này có thể sẽ di truyền sang thế hệ sau.
Các chuyên gia cũng cho rằng, nguyên nhân bệnh tự kỷ có thể gây ra bởi một tổ hợp các gen. Các gen gây tự kỷ nằm trên các nhiễm sắc thể 2,7,13,15. Những gen này không trực tiếp gây bệnh mà chúng kết hợp với yếu tố môi trường tác động gây ra chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ.
Tự kỷ xuất hiện do tác động sinh học
Tự kỷ do tác động sinh học thường do kháng thể và kháng nguyên của virus hay vắc-xin gây ra. Tuy chưa thật sự rõ ràng, nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, mẹ bị nhiễm các bệnh lây truyền như rubella trong thời kỳ mang thai thì sau khi sinh, trẻ có nguy cơ rất cao mắc chứng tự kỷ hoặc tổn thương não bộ.
Bên cạnh đó, khi trẻ tiêm tổ hợp vắc-xin phòng sởi, quai bị cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh tự kỷ. Tuy không thể chắc chắn mối liên quan này, nhưng các chuyên gia vẫn đánh giá cao nguyên nhân bệnh tự kỷ bởi các yếu tố nhiễm trùng hay tự miễn dịch.
Tác động sinh học bởi vacxin có thể là nguyên nhân gây tự kỷ
Động kinh có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ
Tự kỷ và động kinh có thể là mối quan hệ hai chiều. Tuy không chắc chắn về mối quan hệ này nhưng các chuyên gia chỉ ra rằng phần lớn những trẻ bị động kinh có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ.
Việc rò rỉ thông tin ở đuôi gai của nơron trong quá trình co giật khiến các xung điện được phóng thích mạnh, lặp lại nhiều lần gây tổn thương não bộ. Từ đó, tạo ra những bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ (Triệu chứng của bệnh tự kỷ).
Ngược lại, trẻ bị tự kỷ cũng có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao, khoảng 15-30%. Các thiếu hụt về chất dẫn truyền thần kinh và ức chế như: Acetylcholin, dopamine ở trẻ tự kỷ làm não bộ luôn trong trạng thái được kích thích trên ngưỡng và xuất hiện các cơn co giật động kinh.
>>> XEM THÊM: Đặc điểm của trẻ tự kỷ - Những thông tin mẹ cần nắm rõ
Tự kỷ gây ra bởi tổn thương tâm lý
Các tổn thương tâm lý thời thơ ấu rất dễ gây ra những rối loạn phát triển ở trẻ, trong đó có tự kỷ. Trong 24 tháng đầu đời của trẻ là thời điểm mà môi trường và gia đình gây ảnh hưởng nhiều nhất. Và 4 năm tiếp theo, mọi thứ xung quanh trẻ ảnh hưởng một cách tương đối.
Vì bất kỳ một lý do nào đó ở thời thơ ấu, trẻ phải chịu tổn thương, đả kích mà không được giải quyết triệt để. Các tổn thương này tích tụ theo thời gian sẽ dẫn đến những biểu hiện về tinh thần của trẻ như: Rối loạn tâm thần kinh, hành vi ứng xử bất thường, rối loạn phổ tự kỷ.
Một ví dụ điển hình: Tổn thương tâm lý xuất phát từ việc bị bạn bè chê cười, bố mẹ la mắng, trong một thời gian dài phải chịu đựng nhưng không được giải tỏa căng thẳng khiến trẻ sợ hãi và thu mình lại dẫn đến tự kỷ. Vì độ phổ biến của áp lực cuộc sống nên yếu tố tâm lý được coi là nguyên nhân hàng đầu hiện nay dẫn đến tình trạng tự kỷ mà các phụ huynh cần phải lưu tâm.
Tự kỷ xuất hiện do áp lực từ bố mẹ đặt lên con cái
Tự kỷ do bất thường ở tiểu não
Ngoài chức năng điều hoà vận động, thăng bằng cơ thể nhịp nhàng thì tiểu não còn có một số vùng liên quan đến học tập, ngôn ngữ, giao tiếp và cảm xúc. Những vùng này khi gặp vấn đề bất thường sẽ gây suy giảm tế bào Purkinje ở vỏ tiểu não, kéo theo suy giảm về mặt giao tiếp và cảm xúc. Nguyên nhân bệnh tự kỷ do suy giảm chức năng ở tiểu não rất hiếm gặp và vẫn đang trong quá trình đánh giá. Để tốt nhất, phụ huynh vẫn cần thận trọng lưu tâm khi chăm sóc, nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy đưa trẻ đến viện ngay để được thăm khám và chẩn đoán.
Tự kỷ do bất thường ở hạch hạnh nhân
Hạch hạnh nhân là một ví dụ điển hình cho nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ có liên quan đến tổn thương thần kinh trung ương. Hạch hạnh nhân nằm trong vùng thái dương giữa, tham gia xử lý, điều phối cảm xúc.
Trong trường hợp hạch hạnh nhân to một cách bất thường có thể làm suy giảm khả năng biểu lộ cảm xúc nét mặt, sự tập trung chú ý vào vật thể. Đây là 2 triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ mắc chứng tự kỷ.
Ngoài ra hạch hạnh nhân cũng tham gia kiểm soát các rối loạn lo âu và cảm giác sợ hãi. Suy yếu chức năng hạch hạnh nhân cũng làm mất cảm giác sợ hãi, vô cảm, ủ rũ - Dấu hiệu điển hình nhận biết trẻ tự kỷ.
Hạch hạnh nhân thoái hoá gây suy giảm chức năng cảm xúc ở trẻ tự kỷ
Chuyển hóa và tuần hoàn não bộ gây ra tự kỷ
Nguyên nhân bệnh tự kỷ thường gặp có liên quan tới quá trình tuần hoàn ở trẻ. Não bộ luôn được đảm bảo tưới máu để vận hành một cách trơn tru nhưng có thể bị gián đoạn bởi các bệnh lý như nhồi máu não, thiếu máu não, thiếu máu não thoáng qua,…
Tuần hoàn não không lưu thông, thiếu oxy làm suy giảm chức năng vỏ não tại các thuỳ trán và thuỳ thái dương. Hai thuỳ này phụ trách chức năng vận động và tư duy của cơ thể. Suy giảm các thuỳ là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ.
Bên cạnh đó, chuyển hoá các chất trong cơ thể cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cơ thể thiếu dưỡng chất, các chức năng hoạt động và phát triển não bộ cũng kém đi, tư duy bị hạn chế dẫn đến nguy cơ tự kỷ cao hơn mức bình thường.
Tự kỷ do phát triển liên kết não bộ bất thường
Trong não bộ của trẻ tự kỷ, các chuyên gia nhận thấy rằng lượng chất trắng nhiều lên một cách bất thường khiến não to và nặng hơn. Phần chất trắng bao gồm nhiều mô liên kết tạo ra tính liên tục và làm nhiệm vụ giao tiếp giữa các vùng vỏ não với nhau.
Do đó, nguyên nhân trẻ tự kỷ có thể là vì sự bất thường khi tăng lượng chất trắng hay tăng sự kết nối giữa các vùng và giảm hoặc loại bỏ liên kết mang tính chiều sâu, tạo ra sự hỗn loạn về mặt cảm xúc của trẻ. Mặc dù não bộ là một khối liên kết và phối hợp nhịp nhàng với nhau nhưng nếu các kết nối không cần thiết tăng lên quá mạnh sẽ dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ cao hơn.
Liên kết quá mức các vùng trong não bộ có thể là nguyên nhân tự kỷ
Hướng dẫn cách điều trị và phòng ngừa tự kỷ hiệu quả
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chứng tự kỷ. Phương pháp điều trị chủ yếu là trị liệu tâm lý và chăm sóc hỗ trợ.
Phương pháp trị liệu tâm lý
Có tất cả 4 phương pháp áp dụng điều trị cho trẻ tự kỷ được các chuyên gia thường xuyên sử dụng mang lại hiệu quả đánh giá trên lâm sàng rất cao:
- Trị liệu ngôn ngữ học PECS (Picture Exchange Communication System): PECS gồm 6 giai đoạn và hoạt động với cách thức không gợi ý qua lời nói, chỉ được sử dụng tranh để giao tiếp. PECS hiện tại đã có mặt trong nhiều chương trình tự kỷ của các chuyên gia.
- Trị liệu thay đổi hành vi ABA (Applied Behavior Analysis); ABA đưa ra các nhiệm vụ và yêu cầu trẻ hoàn thành. Từ đó, dạy trẻ sử dụng các kỹ năng mới và củng cố các hành vi này trở thành thói quen.
- Trị liệu hoà nhập cảm giác: Phương pháp này kích thích các giác quan của trẻ thông qua việc sờ, ngửi, nghe, nếm. Thông qua đó, tạo cho trẻ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh một cách bình thường và thư giãn.
- Cùng chơi với con DIR (Developmental, Individual Differences, Relationship- based Approach): Phụ huynh sẽ tham gia các hoạt động vui chơi, giao tiếp cùng với con dựa trên 3 tinh thần: Phát triển cảm xúc, cá nhân khác biệt và mối quan hệ. Phương pháp này tập trung phát triển cảm xúc thay vì trí tuệ và phụ huynh có thể tự thực hiện điều trị tại nhà.
>>> XEM THÊM: Hướng dẫn 12 phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập
Trị liệu PECS gợi ý lời nói thông qua tranh ảnh cho trẻ mắc bệnh tự kỷ
Chăm sóc hỗ trợ tự kỷ ở trẻ hiệu quả
Cùng với việc phòng ngừa nguyên nhân bệnh tự kỷ bên ngoài bằng cách tạo môi trường thoải mái, tâm sự vui chơi cùng con để hạn chế căng thẳng. Phụ huynh cũng có thể lựa chọn sử dụng các loại dược liệu để bổ sung, tăng cường sức khoẻ từ bên trong. Một số loại dược liệu được các chuyên gia đánh giá cao và rất tốt cho phát triển trí tuệ ở trẻ tự kỷ như:
- Đinh lăng: Hàm lượng saponin và vitamin trong đinh lăng khá cao, có tác dụng làm tăng kích thích trí não, khả năng ghi nhớ. Ngoài ra đinh lăng còn ổn định trị số cholesterol máu làm giảm tắc mạch, giúp máu lưu thông và tuần hoàn đến não bộ tốt hơn.
- Thăng ma: Chứa lượng isoferulic và cafeic khá cao giúp tăng cường tuần hoàn não bộ, làm giảm bớt căng thẳng thần kinh ở trẻ.
- Bạch quả: Trong bạch quả có chứa flavonoid và terpenoid chống lại sự oxy hoá bởi các gốc tự do trong não bộ, làm tăng cường trí nhớ và giảm bớt các triệu chứng ù tai, đau đầu.
Ngoài các loại dược liệu để phòng tránh và giảm thiểu nguyên nhân trẻ bị tự kỷ phụ huynh nên bổ sung thêm các vi chất tốt cho sự phát triển của não bộ như:
- Taurine: Điều hoà não bộ trong trạng thái ổn định, cân bằng thể tích máu thông qua sự kiểm soát điện giải và nước.
- Coenzym Q10: Bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi sự tấn công của gốc tự do. Bảo đảm đường truyền ổn định qua các tế bào thần kinh giúp tăng sự nhạy bén trong phản xạ của trẻ.
- Vitamin B6: Cấu tạo nên chất dẫn truyền thần kinh ở các xináp, giúp não bộ phát triển và tăng cường trí não.
- Acid folic (Vitamin B9): Tham gia cấu tạo nên hồng cầu, tăng thể tích máu làm giảm hiện tượng thiếu máu lên não, ổn định tuần hoàn não bộ.
- Natri succinate: Tăng tỉnh táo, tập trung, giúp não bộ phát triển và tăng cường trí tuệ trẻ.
Thăng ma làm giảm chứng căng thẳng thần kinh hỗ trợ cải thiện bệnh tự kỷ
Nguyên nhân bệnh tự kỷ có rất nhiều bao gồm di truyền, tác động sinh học, tổn thương não bộ,... Để giúp con phát triển tốt, phụ huynh nên có những biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời, nếu trẻ đang có dấu hiệu và nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến rối loạn tự kỷ, hãy đăng ký tư vấn hoặc để lại phần bình luận ngay phía dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.webmd.com/brain/autism/symptoms-of-autism
https://www.autismawareness.com.au/understanding-autism/causes
https://www.autism.org.uk/advice-and-guidance/what-is-autism/the-causes-of-autism