Nhận biết trẻ 3 tuổi chậm nói như thế nào?

Mỗi trẻ đều có một tốc độ phát triển và thời điểm tập nói riêng biệt. Vậy nên, rất khó để cha mẹ phát hiện ra con mình có bị chậm nói hay không. Để nhận biết trẻ 3 tuổi chậm nói, cha mẹ hãy so sánh tốc độ phát triển của bé với các giai đoạn thông thường. Nếu trẻ có dấu hiệu phát triển chậm hơn và ảnh hưởng tới đời sống cá nhân thì lúc này khả năng cao bé nhà bạn đã mắc chứng chậm nói. 

Thông thường, trẻ em thường phát triển khả năng ngôn ngữ theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn Đặc điểm
1 đến 3 tháng tuổi

Giai đoạn này bé chủ yếu giao tiếp bằng tiếng khóc. Bằng cách học hỏi và quan sát thế giới xung quanh, bé nhận ra việc khóc sẽ giải quyết các vấn đề như đói hay muốn được cha mẹ nâng niu. 

Khi được 2 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu nhận ra các âm thanh quen thuộc trong cuộc sống như tiếng gọi của mẹ hay tiếng cười của cha. Thời điểm này trẻ có thể phát ra những tiếng kêu ngẫu nhiên đầy đáng yêu.

4 đến 6 tháng tuổi Dựa vào việc phân loại âm thanh, trẻ ở giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi đang dần dần tạo ra các từ của riêng mình. Lúc này, phần lớn các bé đều đã nhận biết được những âm thanh cơ bản của tiếng mẹ đẻ. Bé bắt đầu bập bẹ gọi “ba”, gọi “ma” (mẹ) cùng với một số âm tiết dễ nói như “a”, “bà”, “đa”,...
7 đến 12 tháng tuổi Dựa vào việc phân loại âm thanh, trẻ ở giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi đang dần dần tạo ra các từ của riêng mình. Lúc này, phần lớn các bé đều đã nhận biết được những âm thanh cơ bản của tiếng mẹ đẻ. Bé bắt đầu bập bẹ gọi “ba”, gọi “ma” (mẹ) cùng với một số âm tiết dễ nói như “a”, “bà”, “đa”,...
13 đến 18 tháng tuổi

Bé lúc này đã có thể nhớ được tên các thành viên trong gia đình và gọi tên một số đồ vật thông dụng. 

Bé có thể làm theo chỉ dẫn của cha mẹ và nói được câu dưới 10 tiếng.

19 đến 24 tháng tuổi

Các cụm từ đơn giản như “yêu mẹ”,”lấy cốc sữa”, bé đã có thể sử dụng thành thạo

Bé cũng có thể đặt các câu hỏi như “Đi đâu?’’, “ăn gì” và truyền đạt được những mong muốn bằng lời nói. 

Trẻ 3 tuổi

Giai đoạn trẻ 3 tuổi, trẻ đã có thể phân biệt các đại từ xưng hô và gọi cha mẹ. 

Bé cũng có thể ghép các danh từ và động từ thành câu hoàn chỉnh như “con muốn đi ngủ”. 

Bé có thể ngân nga theo giai điệu một số bài hát thiếu nhi bắt tai. 

Khả năng ngôn ngữ của trẻ lúc này đang dần được hoàn thiện.

Ngoài ra, để phát hiện trẻ 3 tuổi kém phát triển về ngôn ngữ hay khả năng giao tiếp, các bác sĩ có thể sử dụng một số bài test chuyên dụng. Trong bài test, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ ghép các danh từ và động từ cho trước thành một câu đơn giản. Tùy vào khả năng tư duy ngôn ngữ và cách trẻ thực hiện bài test, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán trẻ có mắc chứng chậm nói hay không. 

Tre-3-tuoi-cham-noi-se-gap-kho-khan-trong-su-dung-nhung-cau-don-gian

Trẻ 3 tuổi chậm nói sẽ gặp khó khăn trong sử dụng những câu đơn giản

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi chậm nói là gì?

Trẻ 3 tuổi chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như khiếm khuyết bẩm sinh hay tác động của môi trường trong quá trình phát triển. Cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân nào làm gián đoạn quá trình tập nói của trẻ để đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời. 

Khiếm khuyết tự nhiên là nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chậm nói

Sự phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bản chất của việc tập nói ở trẻ 3 tuổi là tiếp nhận thông tin, tư duy và bắt chước lại. Bất kỳ một khiếm khuyết tự nhiên nào làm ảnh hưởng tới một trong 3 giai đoạn trên cũng sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển chung của trẻ. Cụ thể như sau: 

Khiếm khuyết về thính giác

Trẻ bị điếc bẩm sinh sẽ không thể phát triển ngôn ngữ đúng với lứa tuổi. Tương tự, đối với các bé mắc bệnh giảm khả năng nghe cũng dẫn đến não bộ của trẻ khó tiếp nhận được các bài học từ bên ngoài. Hệ quả của việc gặp khó khăn trong tiếp nhận thông tin là trẻ 3 tuổi chậm nói hoặc vẫn chưa biết nói.

Rối loạn ngôn ngữ do khiếm khuyết của não bộ

Các nghiên cứu cho thấy vùng não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ ở những trẻ chậm nói kém phát triển hơn bình thường. Bé khó có thể hiểu được người khác nói gì, không thể tư duy để áp dụng các từ và tiếng nghe được. Đây là biểu hiện sớm về chứng rối loạn kém tiếp thu của trẻ sau này.

Rối loạn chức năng của miệng

Những trẻ chậm nói do rối loạn chức năng của miệng thường gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp môi, lưỡi, hàm để phát ra âm thanh. Rối loạn chức năng của miệng cũng khiến trẻ khó ăn, biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. 

Khiem-khuyet-ve-chuc-nang-mieng-cung-la-nguyen-nhan-gay-cham-noi-o-tre-3-tuoi

 Khiếm khuyết về chức năng miệng cũng là nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ 3 tuổi

Thiếu tương tác với môi trường xung quanh

Trẻ quan sát thế giới bằng mắt và lắng nghe những lời yêu thương bằng tai. Mất đi sự tương tác với môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng tới quá trình học hỏi và gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ. Sự mất tương tác này có thể do thiếu kích thích từ môi trường hoặc trẻ mắc các chứng bệnh cản trở giao tiếp.

Thiếu kích thích từ môi trường

Trẻ học nói bằng cách nghe và bắt chước người thân. Nếu môi trường lớn lên thiếu đi sự vui vẻ, náo động của âm thanh sẽ làm quá trình học hỏi ngôn ngữ bị chậm lại, dẫn đến bé 3 tuổi chưa biết nói.

Trẻ mắc các bệnh tâm lý cản trở giao tiếp

Chậm nói là một trong những biểu hiện điển hình ở trẻ mắc chứng tự kỷ hay rối loạn giảm chú ý ADD. Trẻ mắc những rối loạn này thường không hào hứng, thậm chí sợ hãi môi trường xung quanh. Trẻ sẽ khó tiếp thu, học hỏi ngôn ngữ xung quanh bởi bé không có hứng thú tham gia các hoạt động tập thể cùng mọi người. 

Bé 3 tuổi chậm nói có nguy hiểm không?

Trẻ 3 tuổi chậm nói sẽ nghiêm trọng hơn các giai đoạn khác bởi lúc này não bộ của trẻ đã gần hoàn thiện. Nếu cha mẹ chủ quan trước những dấu hiệu chậm nói, trẻ có thể mắc thêm các khiếm khuyết về phát triển chức năng như kém tư duy, khó đọc,... Thậm chí trẻ có thể gặp các bệnh tâm lý nguy hiểm như tự kỷ hay trầm cảm. 

Chậm nói ở trẻ 3 tuổi là một vấn đề nghiêm trọng và phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 10 trẻ thì có đến 3 trẻ bị chậm nói. Bên cạnh đó, tỷ lệ bé trai mắc chứng chậm nói nhiều hơn 3 đến 4 lần so với bé gái. 

Chính vì sự thờ ơ của nhiều bậc cha mẹ đã dẫn đến chứng chậm nói của trẻ ngày càng nghiêm trọng. Nếu cha mẹ phát hiện ở bé 3 tuổi có dấu hiệu chậm nói thì hãy đưa tới các trung tâm y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Su-quan-tam-cua-cha-me-la-cach-de-cai-thien-chung-cham-noi-o-be-3-tuoi

Sự quan tâm của cha mẹ là cách để cải thiện chứng chậm nói ở bé 3 tuổi

Điều trị chứng chậm nói ở trẻ 3 tuổi 

Việc điều trị chứng chậm nói ở trẻ 3 tuổi phải dựa vào kết quả chẩn đoán của bác sĩ. Với từng nguyên nhân, bé sẽ được điều trị theo những phương pháp khác nhau.

Điều trị chứng chậm nói ở bé tuổi lên 3 do khiếm khuyết tự nhiên

Các khiếm khuyết về khả năng nghe hay chức năng vận động của miệng cần được điều trị đặc biệt bởi các bác sĩ có chuyên môn. Các bác sĩ ngôn ngữ học sẽ phân tích mức độ khiếm khuyết của trẻ chậm nói bằng những bài kiểm tra thính lực, chức năng miệng và khả năng tư duy của não bộ. Tùy thuộc vào kết quả đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra những lộ trình điều trị phục hồi chức năng cùng các hoạt động tại nhà mà cha mẹ có thể thực hiện cùng con. 

Các hoạt động tại nhà với mục đích giúp cha mẹ hiểu về tình trạng của con chậm nói. Các trò chơi với nhiều âm thanh vui nhộn tạo sự hứng thú cho bé trong việc sử dụng ngôn ngữ. Các thử thách, câu đố nhỏ cũng được đưa ra cho bé để kích thích tư duy của não bộ về ngôn ngữ. 

Điều trị chậm nói ở trẻ do thiếu tương tác xã hội

Điều trị chứng chậm nói ở trẻ 3 tuổi do thiếu tương tác xã hội cần sự kết hợp giữa gia đình và chuyên gia tâm lý. Trẻ cần nhận được sự quan tâm, cổ vũ để bộc lộ cảm xúc và mong muốn của bản thân. Các chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ giúp xóa bỏ những nỗi sợ với môi trường xung quanh, từ đó giúp trẻ cởi mở và mạnh dạn hơn. 

>>> XEM THÊM: Tổng hợp 12 cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả cha mẹ nên biết

Chuyen-gia-tam-ly-co-lieu-trinh-phu-hop-dieu-tri-be-3-tuoi-chua-biet-noi

Chuyên gia tâm lý có liệu trình phù hợp điều trị bé 3 tuổi chưa biết nói

Mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà

Ngoài việc điều trị tại cơ sở y tế, phụ huynh có thể tham khảo một số mẹo chữa trẻ 3 tuổi chậm nói tại nhà dưới đây.

Sử dụng hình ảnh minh họa sinh động

Nếu trẻ chậm nói gặp khó khăn trong việc hiểu và phát âm một từ nào đó, hãy sử dụng các hình ảnh minh họa sinh động. Thực tế, một bức tranh minh họa đầy màu sắc có khả năng kích thích tư duy tốt hơn những từ ngữ khô khan. Khi trẻ sử dụng tốt một từ mới, hãy khen ngợi và động viên để trẻ tiếp tục cố gắng.

Nói thành lời các hoạt động trong ngày 

Để xây dựng khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của bé 3 tuổi chậm nói, cha mẹ nên giao tiếp cùng con nhiều hơn. Mỗi khi làm một việc nào đó như dọn nhà hay nấu ăn, hãy đọc to tên công việc đó. Cha mẹ nên tránh nói những câu quá phức tạp, chỉ những từ ngữ đơn giản mỗi ngày để giúp trẻ tư duy tốt hơn. 

>>> XEM THÊM: Lựa chọn những đồ chơi dành cho trẻ chậm nói hiệu quả nhất

Sử dụng các dược liệu thiên nhiên lành tính giúp phát triển não bộ

Một số cây thuốc tự nhiên như đinh lăng, thăng ma, bạch quả chứa các hoạt chất hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Cụ thể như sau: 

  • Đinh lăng: Các saponin được tìm thấy trong rễ đinh lăng là các chất thiếu yếu trong giai đoạn đầu phát triển não bộ ở trẻ. Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM, đinh lăng có dược động học tương tự như sâm nhưng phổ biến và có giá thành rẻ hơn. Nghiên cứu chỉ ra cây đinh lăng có tác dụng tăng thể lực, giảm stress, kích thích não bộ hoạt động, xua đuổi lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa và kích thích hệ miễn dịch.
  • Thăng ma chứa các hoạt chất giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu não tự nhiên, từ đó cải thiện khả năng ghi nhớ hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã chứng minh rằng thăng ma có công dụng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm ở trẻ em - Một trong những bệnh tâm lý cản trở khả năng giao tiếp. Theo “Tác dụng chống trầm cảm của chiết xuất từ thăng ma” - Tổ chức: Liang Ye, Zhengping Hu, Guangying Du, Jianzhao Zhang, Qiuju Dong, Fenghua Fu, Jingwei Tian (Trường Dược, Đại học Yên Đài, Trung Quốc)
  • Bạch quả: Các nghiên cứu đã chỉ ra bạch quả giúp tăng lưu lượng máu lên não, từ đó giúp trẻ ghi nhớ và tập trung tốt hơn.

Tuy vậy, các dược liệu sấy khô có thể không phù hợp và khó sử dụng với các bé còn nhỏ tuổi. Cha mẹ có thể dùng các sản phẩm chứa chiết xuất từ các dược liệu trên được bào chế dưới dạng siro, kẹo hoặc cốm để giúp trẻ dễ hấp thu hơn. 

dinh-lang-giup-kich-thich-tu-duy-ngon-ngu-o-tre-3-tuoi-chua-biet-noi

Đinh lăng giúp kích thích tư duy ngôn ngữ ở trẻ 3 tuổi chưa biết nói

Cha mẹ nên lưu ý gì khi có con chậm nói?

Để quá trình điều trị chứng chậm nói của trẻ đã lớn đạt được hiệu quả tốt nhất, cha mẹ đừng quên lưu ý các điều sau:

  • Điều trị chứng chậm nói là một hành trình dài cần nhiều sự cố gắng từ cả cha mẹ và bé. Các bậc phụ huynh không nên vội vàng, tạo áp lực cho con mình. 
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Cha mẹ hãy bổ sung các thực phẩm tốt cho não như: Cá, bông cải xanh, các loại hạt,... vào bữa ăn hàng ngày. 
  • Tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ: Tuyệt đối không tự ý đổi thuốc hay bỏ qua các hoạt động trong điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. 

Trẻ 3 tuổi chưa biết nói là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu nghi ngờ con mình mắc chứng chậm nói, cha mẹ hãy đưa con đến ngay các trung tâm y tế trẻ em để được chẩn đoán và tư vấn ngay. 

Hy vọng thông qua bài viết này, cha mẹ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về trẻ 3 tuổi chậm nói để nhận biết và điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận ở phía dưới để được hỗ trợ giải đáp thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://blog.expressable.io/causes-of-speech-delay-in-children/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6559061/

https://kidshealth.org/en/parents/not-talk.html