Bài tập luyện môi miệng cho trẻ tự kỷ
Bài tập môi miệng cho trẻ tự kỷ được hiểu là những hoạt động giúp tăng cường sức mạnh của cơ miệng. Đồng thời giúp trẻ cảm nhận được sự chuyển động nhịp nhàng của môi miệng. Cụ thể như sau:
Bước 1: Khởi động môi miệng
- Đẩy lưỡi xoay vòng trong miệng ở cả 4 góc.
- Phồng má liên tục 5 lần và giữ trong 5 giây ở lần cuối cùng.
- Bặm môi lại và bật âm “p” thật mạnh.
- Chu môi liên tục 10 lần.
- Lè lưỡi ra ngoài miệng thật căng.
- Liếm môi 5 lần.
Bước 2: Tăng cường cảm nhận môi miệng
- Dạy trẻ đánh răng: Khuyến khích con không chỉ đặt bàn chải trên răng mà còn trên môi và lưỡi.
- Cho trẻ ăn những thức ăn dài và mảnh để khuyến khích con nhai, cắn.
- Nếu trẻ có thể nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo một cách an toàn, thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời để con hoạt động cơ miệng và lưỡi.
Bước 3: Vận động để xây dựng cơ miệng chắc khỏe
- Uống nước bằng ống hút: Sử dụng ống hút càng hẹp càng tốt, thúc đẩy trẻ muốn uống phải dùng lực hút lên.
- Thổi bong bóng: Hoạt động này yêu cầu trẻ phải căng cơ má và phối hợp với nhịp thở. Bố mẹ có thể sử dụng lời nói kích thích trẻ thổi to bong bóng hơn, như: “Thổi to lên, to lên nữa”.
- Bắt chước: Khi bố mẹ tạo ra một khuôn mặt hài hước, ngớ ngẩn, trẻ sẽ có xu hướng bắt chước theo. Vì thế, khi nhận thấy trẻ hứng thú với tạo hình khuôn mặt mình, bố mẹ hãy làm thật chậm và từ từ để con ghi nhớ và làm theo.
Học cách thổi bóng bay giúp trẻ tự kỷ vận động cơ miệng hiệu quả
Bài tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Các bài tập phát triển ngôn ngữ giúp trẻ tự kỷ xây dựng nhận thức về xã hội và điều chỉnh hành vi giao tiếp. Sau đây là 6 bài tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ, bố mẹ có thể thực hiện tại nhà:
Bài tập 1: Nói chuyện thường xuyên với con. Đừng ép trẻ phải phản hồi lại, bố mẹ chỉ việc nói với con mọi điều diễn ra trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp trẻ nhận biết được cần sử dụng từ ngữ này trong thời điểm nào và kích thích con bắt chước âm thanh, cử chỉ một cách tự nhiên nhất.
Bài tập 2: Hát cho trẻ nghe là một cách khác để khuyến khích con nói. Các bài hát sẽ giúp trẻ học và ghi nhớ các từ mới nhanh hơn. Đồng thời, kỹ năng lắng nghe cũng sẽ được phát triển.
Bài tập 3: Đọc sách cho trẻ nghe, ngay cả khi còn nhỏ. Lựa chọn những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi đồng thời chỉ cho trẻ các nhân vật, hoạt động trong bức tranh sẽ thu hút sự chú ý của con. Điều này có thể khuyến khích trẻ tự kỷ học từ mới nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bài tập 4: Để cho trẻ tự lập (tự xúc ăn, tự chơi,...) và dạy con cách đề ra yêu cầu khi cần giúp đỡ. Lâu dần, hãy để con tự nói ra mong muốn được giúp đỡ trước khi bạn làm hộ trẻ.
Bài tập 5: Cho trẻ tự kỷ tích cực tham gia các hoạt động thể chất. Vận động giúp nâng cao tinh thần và con sẽ hứng thú hơn với việc học tập, giao tiếp. Ngoài ra, bố mẹ có thể lặp lại các từ trước gương để trẻ bắt chước và học cách phát âm các chữ cái.
Bài tập 6: Hãy đặt nhiều câu hỏi cho trẻ tự kỷ. Lựa chọn các chủ đề mà trẻ yêu thích hoặc quan tâm để kích thích con tham gia vào cuộc trò chuyện nhiều hơn. Bạn cũng có thể lặp lại những gì con nói và phát triển nó. Điều này sẽ giúp trẻ tăng vốn từ vựng, học tập tốt hơn.
>>> XEM THÊM: Hướng dẫn 12 phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập
Đặt nhiều câu hỏi cho trẻ tự kỷ là một bài tập hữu ích giúp con năng nổ hơn
Bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ
Các bài tập điều hòa cảm giác giúp trẻ tự kỷ tương tác thành công hơn với môi trường sống xung quanh. Tiêu chí chính là sử dụng các bài tập vui vẻ nhưng kích thích trẻ hợp tác và giao tiếp với xã hội.
Bài tập điều hòa thị giác
- Đèn điều chỉnh ánh sáng: Sử dụng đèn có thể điều chỉnh ánh sáng, giúp trẻ nhận biết được khi nào cần tăng hoặc giảm độ sáng. Ví dụ như: Buổi tối khi đi ngủ sẽ giảm ánh sáng xuống mức thấp nhất, lúc học bài sẽ tăng ánh sáng đến mức vừa phải phù hợp với mắt,...
- Nhận biết màu sắc: Giới thiệu và giúp trẻ phân biệt được màu sắc thông qua quần áo, đồ dùng vật dụng xung quanh. Nhắc đi nhắc lại nhiều lần để hình thành khái niệm màu sắc cho trẻ tự kỷ.
Bài tập điều hòa thính giác
- Đeo tai nghe loại bỏ tiếng ồn và đắm chìm trong âm nhạc êm dịu, từ đó giúp chống lại những rối loạn thính giác do tự kỷ.
- Cho trẻ nghe những âm thanh tự nhiên như tiếng mưa, chim hót, sóng biển. Thậm chí cả những tiếng động khiến con hoảng sợ như sấm chớp,... và giúp con điều chỉnh tâm trạng khi gặp phải những âm thanh này. Bố mẹ có thể cho con làm quen qua tai nghe rồi tăng dần âm lượng khi trẻ đã quen hơn.
Bài tập điều hòa xúc giác
- Chơi trò chơi nhào nặn: Cho trẻ chơi với cục đất sét, bùn, cát, nước hoặc bong bóng giúp cải thiện quá trình điều hòa xúc giác.
- Làm những việc cần sử dụng lực ở tay nhiều hơn như nhào bột làm bánh, xúc cát, xếp sách... Đây là những hoạt động thú vị nhưng cũng đầy thử thách với trẻ. Mẹ có thể thực hiện mỗi tuần 1 lần để tăng cảm nhận về xúc giác cho trẻ.
Bài tập điều hòa khứu giác và vị giác
- Trò chơi ngửi hoặc nếm trái cây, các loại thức ăn khác rất thú vị vì trẻ thường thích đoán mùi vị của món ăn.
- Khuyến khích trẻ tự kỷ cùng mẹ chế biến một món ăn đơn giản. Đây là cách để giới thiệu khái niệm về hương vị và món ăn mới.
Bài tập kiểm soát hoạt động cơ thể
- Nhảy và giữ thăng bằng: Một số trò chơi có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện triệu chứng đứng không vững như xích đu, cưỡi ngựa, bập bênh,...
- Học cách lăn người về hai phía giường.
- Chơi trò nhảy cao hoặc nhảy xa.
- Tập cho trẻ tự kỷ đi xe đạp hoặc lăn một quả bóng to.
Bài tập thăng bằng giúp trẻ tự kỷ điều hòa cảm giác hiệu quả
Bài tập giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp và nhìn thẳng vào mắt người khác. Vì vậy, dạy trẻ các bài tập giao tiếp bằng mắt là điều cần thiết. Sau đây là 4 bài tập giúp trẻ tự kỷ giao tiếp bằng mắt dễ dàng hơn:
Bài tập 1 - Mặt đối mặt
Bố mẹ để sát mặt mình vào mặt bé, giúp trẻ chú ý đến đôi mắt của bạn. Khuyến khích trẻ phải nhìn vào mắt bố mẹ và giao tiếp. Thực hiện điều này thường xuyên, cụ thể như sau:
- Nếu trẻ đang nằm trên sàn, hãy nằm xuống và đối mặt với con.
- Nếu trẻ đang ngồi trên bàn, hãy ngồi đối diện trực tiếp với con.
Bài tập này sẽ giúp trẻ dễ dàng nhìn thấy mắt người đối diện. Làm điều này thường xuyên sẽ khiến trẻ làm quen và mong muốn được giao tiếp, chia sẻ nhiều hơn.
Bài tập 2 - Chờ đợi thời điểm quan trọng
Một cách khác để giúp trẻ tự kỷ học về giao tiếp bằng mắt là chờ đợi những thời điểm quan trọng trong hoạt động hàng ngày. Chẳng hạn như ngay trước khi cho xe đi xuống đoạn đường dốc, hoặc ngay trước khi thổi một quả bóng - Điều này sẽ thu hút sự chú ý của trẻ.
Bài tập 3 - Cho trẻ lý do để nhìn
Một cách rất hay và hiệu quả để thu hút sự chú ý của trẻ là làm điều gì đó bất ngờ hoặc thực hiện sai cách.
Ví dụ như: Bạn nghịch ngợm xỏ nhầm chân vào giày của trẻ, vô tình đưa thìa thay vì nĩa, hoặc đặt mảnh ghép không đúng chỗ, trẻ sẽ có phản ứng nhìn và chờ bạn sửa lại.
Bài tập 4 - Chọn hoạt động giao tiếp phù hợp
Nhiều trẻ tự kỷ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc chú ý 2 hoạt động cùng 1 lúc. Điều này có nghĩa là việc khuyến khích giao tiếp bằng mắt trong khi trẻ đang chơi sẽ rất khó.
Vì thế, lựa chọn hoạt động chơi 2 người hoặc tập thể là lựa chọn phù hợp để khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp bằng mắt. Nếu không có đồ chơi để thu hút sự chú ý, bố mẹ có thể chơi trò đóng giả nhân vật để thu hút trẻ tập trung theo dõi.
>>> XEM THÊM: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ bằng cách nào?
Trò chơi 2 người sẽ giúp trẻ tự kỷ tăng khả năng giao tiếp bằng mắt
Yoga cho trẻ tự kỷ
Yoga được đánh giá là một liệu pháp hiệu quả vì nó giải quyết trực tiếp các triệu chứng của bệnh tự kỷ như chống đối, chậm chạp, ít tiếp xúc với người khác,... Hoạt động trị liệu này giúp nâng cao nhận thức về cơ thể, cải thiện kỹ năng vận động, phát triển tâm sinh lý và giao tiếp của trẻ.
Vì thế, bố mẹ có thể cho trẻ đến những trung tâm yoga, để con được dạy, đào tạo và tiếp cận nhanh hơn bộ môn này.
Bên cạnh thực hiện các bài tập cho trẻ tự kỷ, bố mẹ hãy cho con dùng thêm các loại thảo dược từ thiên nhiên được nghiên cứu và chứng minh rõ ràng. Tiêu biểu trong số đó là cao đinh lăng. Dược liệu này đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới và cho kết quả như sau:
- Tăng biên độ sóng não, kích thích phản xạ của hệ thần kinh trung ương.
- Hoạt hóa não bộ và tăng khả năng tiếp thu, giúp trẻ có vấn đề về rối loạn phát triển học tập tốt hơn.
Đặc biệt, khi kết hợp cao đinh lăng với cao thăng ma, chiết xuất ginkgo biloba cùng vi chất bổ não như taurine, coenzyme Q10, acid folic, vitamin B6, natri succinate sẽ tạo nên một công thức toàn diện giúp cải thiện tình trạng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ.
Cao đinh lăng giúp cải thiện tình trạng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ
Trên đây là 5 bài tập cho trẻ tự kỷ rất tốt đang được nhiều cha mẹ áp dụng hiện nay. Áp dụng các bài tập này thường xuyên sẽ giúp cải thiện khả năng nói, điều hòa cảm xúc và vận động. Và để nâng cao hiệu quả cải thiện tình trạng tự kỷ ở trẻ em, hãy sử dụng sản phẩm có chứa cao đinh lăng giúp tăng cường sức khỏe não bộ. Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ đã biết cách thực hiện những bài tập cho trẻ tự kỷ và đừng quên để lại số điện thoại dưới phần bình luận nếu còn bất kỳ thắc mắc nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.yoremikids.com/news/yoga-sensory-activities-for-autism
https://behaviorplace.com/tips/8-ways-to-increase-eye-contact1