Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?
Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy và học tập chậm hơn so với các bạn cùng tuổi. Có nhiều mức độ chậm phát triển trí tuệ khác nhau, từ nhẹ đến nặng.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có những hạn chế trong 2 lĩnh vực:
- Hoạt động trí tuệ: Còn gọi là IQ, chỉ số này đề cập đến khả năng học hỏi, suy luận, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề của một người.
- Hành vi thích ứng: Đây là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như: Khả năng giao tiếp, tương tác với người khác và chăm sóc bản thân.
IQ (chỉ số thông minh) được đo bằng bài kiểm tra IQ với chỉ số trung bình là 100. Một người bị coi là thiểu năng trí tuệ nếu có chỉ số IQ dưới 70.
Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có nhiều dấu hiệu khác nhau. Chúng có thể xuất hiện trong thời kỳ sơ sinh hoặc không được chú ý cho đến khi trẻ đến tuổi đi học. Nhìn chung, dấu hiệu của trẻ chậm phát triển trí tuệ đặc trưng ở các khía cạnh sau:
Về cảm giác và tri giác
Trong một thời gian nhất định, khối lượng trẻ chậm phát triển trí tuệ quan sát được ít hơn so với trẻ bình thường (khoảng 40%). Điều đó nói lên rằng, tri giác thị giác của trẻ phát triển rất hạn chế, không có khả năng phân biệt, bắt chước các hình dạng.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ vẫn có khả năng tri giác nhưng lại nghèo nàn, hạn chế trong phạm vi hẹp. Tất cả những điều đó đều gây khó khăn cho sự định hướng của trẻ trong hoàn cảnh mới, làm cho tốc độ học tập chậm hơn các trẻ khác.
- Khó khăn trong việc phân biệt hóa: Nét mặt, màu sắc, hình dáng, âm thanh...
- Thiếu tính tích cực trong quá trình tri giác: Trẻ không thích xem xét kỹ càng các chi tiết, không muốn hiểu rõ nội dung cần quan sát mà chỉ nhìn qua loa, hời hợt.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ gặp khó khăn trong việc phân biệt hóa
Về phát triển tư duy
Nghiên cứu về nhận thức của trẻ em chậm phát triển trí tuệ đã cho thấy, những trẻ này thường:
+ Tư duy mang tính cụ thể – trực quan, yếu về khái quát hóa. Ví dụ: Xếp hoa và mèo thành một nhóm, khó khăn khi phân loại đối tượng.
+ Thiếu tính liên tục trong tư duy. Ví dụ: Trên lớp làm bài cho kết quả đúng nhưng khi ở nhà lại giải quyết sai, không phù hợp với nội dung.
+ Yếu vai trò điều chỉnh của tư duy. Ví dụ: Khi giao nhiệm vụ thì trẻ làm ngay mà không suy nghĩ, không có sự tư duy nên kết quả bao giờ cũng có sai sót.
Về phát triển ngôn ngữ
- Vốn từ ít nên thường dùng những câu ngắn và khó khăn khi tìm các từ để diễn tả ý của mình, trả lời cộc lốc.
- Không hiểu những từ ngữ trừu tượng, khó nắm bắt các khái niệm về sự vật và hiện tượng xung quanh.
- Hạn chế khi đáp ứng các yêu cầu của người khác.
Về phát triển trí nhớ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường rất khó khăn trong việc ghi nhớ tài liệu học tập, nếu không có sự luyện tập thường xuyên sẽ quên hết mọi kiến thức đã học. Đó là hiện tượng chậm nhớ, chóng quên ở những trẻ này.
Tuy nhiên, trẻ sẽ ghi nhớ máy móc tốt hơn ghi nhớ có ý nghĩa. Chẳng hạn, do chỉ nhớ dấu hiệu bên ngoài nên trẻ cho rằng, con chó cũng là con mèo vì đều có bốn chân và một số dấu hiệu bên ngoài gần giống nhau. Nghiên cứu sự phát triển về trí nhớ hình ảnh của trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng cho thấy, trí nhớ hình ảnh ở trẻ cũng rất hạn chế. Ví dụ, khi cho trẻ xem một bảng lớn có vẽ 9 -10 đồ vật khác nhau và yêu cầu trẻ hãy nhớ vị trí của những đồ vật đó thì bé chỉ đưa ra được 3 đáp án đúng.
Ngoài ra, trí nhớ ngôn ngữ của trẻ cũng gặp không ít khó khăn, thể hiện qua việc chỉ có thể ghi nhớ được 4-5 từ trong tổng số 10 từ mà cô giáo đọc trong 6 lần với tốc độ là mỗi từ một giây.
Về phát triển tình cảm
Do ảnh hưởng của sự rối loạn trí tuệ nên nhóm trẻ này thường không có những khái niệm về bản thân hay những người xung quanh. Vì thế, trẻ không biết thiết lập các mối quan hệ và bày tỏ thái độ tích cực của mình với người khác.
Ở lứa tuổi sơ sinh, trẻ chậm phát triển trí tuệ không xuất hiện nhu cầu tình cảm và xã hội, bao gồm: Không chăm chú nhìn mẹ, không dõi mắt theo người thân hoặc lạ, không bày tỏ thái độ ngưng khóc khi được bế...
Khoảng 3-4 tuổi, trẻ không biết thể hiện tình cảm của mình đối với những gì mà chúng thích hoặc không. Ví dụ: Không có những hành động như sờ mó, ngắm nhìn, vuốt ve với đồ chơi... hoặc ngược lại là xuất hiện các hành vi bất thường như: Bẻ chân tay của búp bê, đập vỡ phá đồ...
Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy rằng, trẻ chậm phát triển trí tuệ có sự rối loạn hành vi và cảm xúc